Đại Chính tân tu Đại tạng kinh

Đại Chính tân tu Đại tạng kinh (kanji: 大正新脩大蔵経, romaji: Taishō Shinshū Daizōkyō), thường gọi tắt Đại Chính Tạng (大正藏, Taishōzō) hoặc Taishō Tripiṭaka trong tiếng Anh,[1] là bộ Đại tạng kinh bằng chữ Hán do Hội Xuất bản các Kinh điển Quan trọng Taisho (大正一切經刊行會, Taishō Issai-kyō Kankō-kai) ấn hành từ năm 1924 đến năm 1934.[2] Đại Chính Tạng là phiên bản Đại tạng kinh được sử dụng rộng rãi nhất và tương đối hoàn chỉnh trong giới học thuật,[3][4] được sử dụng khắp nơi trên thế giới kể các phân khoa Phật học trong các trường Đại học Âu Mỹ.

Giới thiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Chính Tạng cơ bản dựa trên Bát vạn đại tạng kinh của Triều Tiên, được tập thành, bổ sung, san định và hiệu đính bởi các học giả Phật giáo danh tiếng của Nhật Bản thời bấy giờ như Takakusu Junjiro (高楠順次郎), Watanabe Kaikyoku (渡邊海旭), Ono Genmyo (小野玄妙)... Toàn tạng gồm 100 tập, tổng cộng 13.520 quyển, 80.634 trang, với hơn 12 vạn chữ. Cấu trúc Đại Chính Tạng được phân thành Chính tạng 55 tập gồm các bản kinh, luật, luận trong yếu; Tục tạng 30 tập gồm các kinh văn Hán ngữ của tông sư Phật giáo Nhật Bản và các nghi kinh, và Biệt quyển 15 tập (gồm 12 tập hình họa và 3 tập mục lục kinh văn sưu tầm được ghi nhận ở Nhật Bản đến thập niên 1930).

Đại Chính Tạng khi được xuất bản, là bộ tổng tập kinh điển Phật giáo lớn nhất và đầy đủ nhất thời bấy giờ, với tổng cộng 2920 bản kinh văn các loại.[5] Mỗi bản kinh, luận đều được tham khảo, hiệu đính tỉ mỉ, đồng thời trong phần ghi chú còn chú thêm các thuật ngữ bằng tiếng PaliSankrit. Tuy nhiên, Đại Chính Tạng cũng bị các học giả hiện đại phê bình do xuất hiện nhiều sai sót trong khâu hiệu đính, làm giảm sút tính học thuật phải có đối với các phiên bản Đại tạng kinh tiêu chuẩn. Năm 1960, Hội Xuất bản Đại Chính tân tu Đại tạng kinh (大正新修大藏經刊行會, Taishō Shinshū Daizōkyō Kankō-kai) của Nhật Bản đã khởi xướng việc tái bản và sửa chữa một số sai sót trong lần in đầu tiên.[6].

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại Chính tân tu Đại tạng kinh
(kanji: 大正新脩大藏經, romaji: Taishō Shinshū Daizōkyō)
Bộ kinh Tập kinh Số kinh Nhóm kinh Ghi chú
A-hàm Bộ
(zh. 阿含部; ja. Agon-bu; sa. Āgama)
01–02 1–151 Trường A-hàm Gồm 151 bộ kinh, cộng 460 quyển
Trung A-hàm
Tạp A-hàm
Tăng nhất A-hàm
Bổn duyên Bộ
(zh. 本緣部; ja. Hon'en-bu; sa. Jātaka)
03–04 152–219 Bổn duyên Gồm 68 bộ kinh, cộng 184 quyển
Bát-nhã Bộ
(zh. 般若部; ja. Hannya-bu; sa. Prajñapāramitā)
05–08 220–261 Bát-nhã Gồm 42 bộ kinh, cộng 806 quyển
Pháp hoa Bộ
(zh. 法華部; ja. Hokke-bu; sa. Saddharma Puṇḍarīka)
09a 262–277 Pháp hoa Gồm 48 bộ kinh, cộng 188 quyển
Hoa nghiêm Bộ
(zh. 華嚴部; ja. Kegon-bu; sa. Avataṃsaka)
09b–10 278–309 Hoa nghiêm
Bảo tích Bộ
(zh. 寶積部; ja. Hōshaku-bu; sa. Ratnakūṭa)
11–12a 310–373 Bảo tích Gồm 87 bộ kinh, cộng 303 quyển
Niết-bàn Bộ
(zh. 涅槃部; ja. Nehan-bu; sa. Nirvāṇa)
12b 374–396 Niết-bàn
Đại tập Bộ
(zh. 大集部; ja. Daishū-bu; sa. Mahāsannipāta)
13 397–424 Đại tập Gồm 28 bộ kinh, cộng 71 quyển
Kinh tập Bộ
(zh. 經集部; ja. Kyōshū-bu; sa. Sūtrasannipāta)
14–17 425–847 Kinh tập Gồm 423 bộ kinh
Mật giáo Bộ
(zh. 密教部; ja. Mikkyō-bu; sa. Tantra)
18–21 848–1420 Kinh văn Mật tông Gồm 573 bộ kinh
Luật Bộ
(zh. 律部; ja. Ritsu-bu; sa. Vinaya)
22–24 1421–1504 Giới luật Gồm 84 bộ kinh
Thích kinh luận Bộ
(zh. 釋經論部; ja. Shakukyōron-bu; sa. Sūtravyākaraṇa)
25–26a 1505–1535 Giải nghĩa kinh nguyên thủy Gồm 59 bộ kinh
Tì-đàm Bộ
(zh. 毗曇部; ja. Bidon-bu; sa. Abhidharma)
26b–29 1536–1563 Phân tích luận
Trung quán Bộ loại
(zh. 中觀部類; ja. Chūgan-burui; sa. Mādhyamaka)
30a 1564–1578 Kinh văn Trung quán tông Gồm 64 kinh
Du-già Bộ loại
(zh. 瑜伽部類; ja. Yuga-burui; sa. Yogācāra)
30b–31 1579–1627 Kinh văn Duy thức tông
Luận tập Bộ
(zh. 論集部; ja. Ronshū-bu; sa. Śāstra)
32 1628–1692 Chuyên luận Gồm 65 bộ kinh, cộng 194 quyển
Kinh sớ Bộ
(zh. 經疏部; ja. Kyōsho-bu; sa. Sūtravibhāṣa)
33–39 1693–1803 Giải nghĩa kinh Đại thừa Gồm 111 bộ kinh
Luật sớ Bộ
(zh. 律疏部; ja. Rissho-bu; sa. Vinayavibhāṣa)
40a 1804–1815 Giải nghĩa luật Gồm 47 bộ kinh
Luận sớ Bộ
(zh. 論疏部; ja. Ronsho-bu; sa. Śāstravibhāṣa)
40b–44a 1816–1850 Giải nghĩa luận
Chư tông Bộ
(zh. 諸宗部; ja. Shoshū-bu; sa. Sarvasamaya)
44b–48 1851–2025 Giáo lý bộ phái Gồm 175 bộ kinh
Sử truyện Bộ
(zh. 史傳部; ja. Shiden-bu)
49–52 2026–2120 Truyện về các nhân vật Phật giáo Gồm 95 bộ kinh
Sự vị Bộ
(zh. 事彙部; ja. Jii-bu)
53–54a 2121–2136 Bách khoa Gồm 64 bộ kinh
Ngoại giáo Bộ
(zh. 外教部; ja. Gekyō-bu)
54b 2137–2144 Bàn về các tôn giáo khác
Mục lục Bộ
(zh. 目錄部; ja. Mokuroku-bu)
55 2145–2184 Mục lục
Tục Kinh sớ Bộ
(zh. 續經疏部; ja. Zokukyōsho-bu)
56–61 2185-2245 Giải nghĩa kinh bổ túc Các giải nghĩa kinh của Phật giáo Nhật Bản
Tục Luật sớ Bộ
(zh. 續律疏部; ja. Zokurissho-bu)
62 2246-2248 Giải nghĩa luật bổ túc Các giải nghĩa luật của Phật giáo Nhật Bản
Tục Luận sớ Bộ
(zh. 續論疏部; ja. Zokuronsho-bu)
63–70a 2249-2295 Giải nghĩa luận bổ túc Các giải nghĩa luận của Phật giáo Nhật Bản
Tục Chư tông Bộ
(zh. 續諸宗部; ja. Zokushoshū-bu)
70b–84a 2296-2700 Giải nghĩa giáo lý bộ phái bổ túc Các giải nghĩa giáo lý bộ phái của Phật giáo Nhật Bản
Tất-đàm Bộ
(zh. 悉曇部; ja. Shittan-bu)
84b 2701–2731 Chữ Tất-đàm Bàn về văn tự Siddhaṃ
Cổ dật Bộ
(zh. 古逸部; ja. Koitsu-bu)
85a 2732–2864 Tích cũ Các điển tích cổ xưa
Nghi tự Bộ
(zh. 疑似部; ja. Giji-bu)
85b 2865–2920 Nghi kinh Các kinh văn chưa xác định
Đồ tượng Bộ
(zh. 圖像部; ja. Zuzō-bu)
86–97 Hình ảnh minh họa Chú giải hình ảnh Phật giáo tiêu chuẩn, có phụ trang)
Chiêu Hòa Pháp bảo
Tổng mục lục

(zh. 昭和法寶 總目錄;
ja. Shōwa Hōbō Sōmokuroku)
98–100 Mục lục Danh mục các bộ sưu tập thánh thư và các ấn bản kinh điển

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Takakusu, Junjirō; Watanabe, Kaigyoku (eds) (1924). The Taisho shinshu daizokyo (100 volumes) . Tokyo: Taisho shinshu daizokyo kanko kai (repr. 1962).Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Lưu Đức Hữu, Mã Hưng Quốc chủ biên (1992). Trung Nhật văn hóa giao lưu sự điển (中日文化交流事典). Thẩm Dương: Liêu Ninh Giáo dục Xuất bản xã. tr. 592. ISBN 7-5382-1736-3.
  3. ^ Vương Kế Hồng (2014). Cơ vu Phạn Hán đối khám đích A-tì-đạt-ma câu-xá luận ngữ pháp nghiên cứu (基于梵汉对勘的阿毗达磨俱舍论语法研究). Thượng Hải: Trung Tây thư cục. tr. 55. ISBN 978-7-5475-0672-1.
  4. ^ Lý Phú Hoa, Hà Mai (2003). Hán văn Phật giáo Đại tạng kinh nghiên cứu (汉文佛教大藏经研究). Bắc Kinh: Tôn giáo văn hóa Xuất bản xã. tr. 612. ISBN 7-80123-541-X.
  5. ^ Vương Ninh chủ biên (2014). Dân tục điển tịch văn tự nghiên cứu, đệ 14 tập. Bắc Kinh: Thương vụ Ấn thư quán. tr. 112–113. ISBN 978-7-100-10936-9.
  6. ^ Trung Quốc văn tự học hội "Trung Quốc văn tự học báo" biên tập bộ biên (2015). Trung Quốc văn tự học báo, đệ 6 tập. Bắc Kinh: Thương vụ Ấn thư quán. tr. 184. ISBN 978-7-100-11520-9.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]