Đội tuyển bóng chày quốc gia Cuba
Đội tuyển bóng chày quốc gia Cuba | |||
---|---|---|---|
Biểu trưng của đội tuyển tại WBC 2023 | |||
Thông tin | |||
Quốc gia | Cuba | ||
Cơ quan quản lý | Liên đoàn bóng chày Cuba | ||
Liên đoàn châu lục | Liên đoàn bóng chày Liên châu Mỹ | ||
Huấn luyện viên | Armando Johnson | ||
Thứ hạng WBSC | 7 (28 tháng 3 năm 2023)[1] | ||
Cao nhất | 1 (Tháng 12 năm 2012) | ||
Thấp nhất | 10 (Tháng 8 năm 2021) | ||
Trang phục thi đấu | |||
Giải vô địch cổ điển thế giới | |||
Số lần dự | 4 (Lần đầu năm 2006) | ||
Thành tích tốt nhất | Á quân (1 lần, năm 2006) | ||
Thế vận hội | |||
Số lần dự | 5 (Lần đầu năm 1992) | ||
Thành tích tốt nhất | Vô địch (3 lần, lần gần nhất năm 2004) | ||
Giải vô địch thế giới | |||
Số lần dự | 35 (Lần đầu năm 1939) | ||
Thành tích tốt nhất | Vô địch (25 lần, lần gần nhất năm 2005) | ||
Cúp Liên lục địa | |||
Số lần dự | 13 (Lần đầu năm 1979) | ||
Thành tích tốt nhất | Vô địch (10 lần, lần gần nhất năm 2006) | ||
Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ | |||
Số lần dự | 16 (Lần đầu năm 1951) | ||
Thành tích tốt nhất | Vô địch (12 lần, lần gần nhất năm 2007) |
Đội tuyển bóng chày quốc gia Cuba (tiếng Tây Ban Nha: Selección de béisbol de Cuba) là đội tuyển chính thức đại diện cho Cuba ở bộ môn bóng chày tại các cấp độ khu vực, châu lục và thế giới. Thành phần của đội được tạo nên từ những cầu thủ tốt nhất tại giải vô địch bóng chày quốc gia Cuba. Cuba được xem là cường quốc bóng chày số một trong lịch sử[2] và hiện đứng thứ 7 trên bảng xếp hạng của Liên đoàn bóng chày và bóng mềm thế giới (WBSC). Cuba đã thể hiện sự vượt trội của mình so với tất cả các quốc gia còn lại khi đều nắm giữ kỷ lục vô địch nhiều lần nhất ở mọi giải đấu quốc tế mà họ từng thi đấu. Đội đều đã vào được đến trận chung kết ở tất cả các lần tham dự Thế vận hội Mùa hè (tổng cộng là năm lần gồm 1992, 1996, 2000, 2004 và 2008)[3], trong đó giành được ba tấm huy chương vàng và hai tấm huy chương bạc. Dù vậy thì họ đã không đủ điều kiện tham dự Thế vận hội Mùa hè 2020 sau khi dừng bước ở vòng loại tám đội của châu Mỹ diễn ra từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6 năm 2021, đánh dấu lần đầu tiên quốc gia Caribe này không thể giành quyền tham dự môn bóng chày tại một kỳ Thế vận hội.
Đội hình và ban huấn luyện
[sửa | sửa mã nguồn]Đội hình tại vòng loại Olympic 2020 | |
---|---|
Vị trí | Họ tên |
Huấn luyện viên trưởng | Armando Johnson |
Trợ lý huấn luyện viên | José Hernández |
Carlos Martí | |
Alexander Ramos | |
Jesús Salgado | |
Raciel Sánchez | |
Giao bóng | Freddy Álvarez |
Lázaro Blanco | |
Brayan Chi | |
Raidel Martínez | |
Liván Moinelo | |
Andy Rodríguez | |
Yariel Rodríguez | |
Yudiel Rodríguez | |
Carlos Viera | |
Yoanni Yera | |
Bắt bóng | Yosvany Alarcón |
Iván Prieto | |
Rafael Viñales | |
Sân trong | Erisbel Arruebarrena |
Lisbán Correa | |
Dayán García | |
Yordan Manduley | |
Yadil Mujica | |
Yordanis Samón | |
Sân ngoài | Guillermo Avilés |
Frederich Cepeda | |
Alfredo Despaigne | |
Yadir Drake | |
Raico Santos | |
Roel Santos |
Trang phục thi đấu cũ
[sửa | sửa mã nguồn]Thập niên 2000 | |
---|---|
Lịch sử tham dự WBC, Thế vận hội và World Cup
[sửa | sửa mã nguồn]WBC (Giải vô địch bóng chày cổ điển thế giới)
[sửa | sửa mã nguồn]WBC 2006
[sửa | sửa mã nguồn]Cuba đã tham gia kỳ WBC đầu tiên, mặc dù đã có những tranh cãi về sự tham gia này do lệnh cấm vận của Mỹ. Dù vậy họ đã lọt vào đến trận chung kết của giải đấu, nhưng để thua Nhật Bản với tỷ số 6–10.
WBC 2009
[sửa | sửa mã nguồn]Cuba một lần nữa tham dự tại giải năm 2009, và chơi các trận đấu ở bảng B của vòng 1 tại Foro Sol, Thành phố México, México. Họ sau đó tiến vào vòng hai sau chiến thắng trước Nam Phi và Úc. Tuy nhiên đã để thua Nhật Bản hai lần ở vòng đấu này và bị loại. Đây là lần đầu tiên Cuba bị loại trước trận chung kết trong một giải đấu bóng chày quốc tế chính thức kể từ năm 1951.
WBC 2013
[sửa | sửa mã nguồn]Cuba tiếp tục tham dự WBC ở năm 2013, họ đã rơi vào bảng A, bảng đấu được tổ chức tại Fukuoka Dome, Fukuoka, Nhật Bản và đã đối đầu với Trung Quốc, đội chủ nhà và Brazil ở vòng 1. Đội tuyển Cuba đã đánh bại cả ba đội kể trên để đi tiếp vào vòng hai của bảng này để đối đầu với Hà Lan, nhưng thua 2–6 ở vòng sơ loại đầu tiên. Tiếp đó Cuba gặp Đài Bắc Trung Hoa, thắng đại diện châu Á này 14–0 để đối đầu với Hà Lan một lần nữa, nhưng vẫn thua, lần này là với kết quả sát nút 6–7, qua đó bị loại khỏi vòng chung kết lần thứ hai.
WBC 2017
[sửa | sửa mã nguồn]Cuba tất nhiên cũng tham dự WBC 2017. Hai cựu vận động viên giao bóng là Frederich Cepeda và Alfredo Despaigne từng có sáu lần đăng quang trên sân nhà tại WBC trong sự nghiệp của mình, nhiều nhất trong lịch sử của giải đấu[4].
Đội đã có thành tích thắng 2 thua 1 ở vòng đầu tiên[5][6]. Khi đó được dẫn dắt bởi chính huyền thoại Despaigne, người đã đảm nhận vị trí lãnh đạo WBC trong mọi thời đại[3].
Cuba sau đó tiến vào vòng hai, nơi họ để thua trận đầu tiên trước đội đã bất bại ở bảng A vòng một là Israel[5][7][8][9]. Cựu vận động viên giao bóng đầu tiên của giải bóng chày nhà nghề Mỹ Jason Marquis (trong 5,2 lượt chơi) và ba vận động viên giao bóng dự bị của Israel (trong đó có Brad Goldberg và Josh Zeid, cả hai đều ném quả bóng với vận tốc 96 dặm/giờ) đã giữ cho Cuba đạt được năm lần trúng đích và một lần chạy, một cú homer của Despaigne[10][11][12]. Người đã giành được danh hiệu MVP (vận động viên xuất sắc nhất trận) là Ryan Lavarnway đã có hai cú đánh chính xác cho đại diện của Trung Đông[10]. Cuba đã để thua cả 3 trận đã đấu ở vòng hai này và thêm lần nữa không thể tiến vào vòng chung kết để tranh chức vô địch.
Thế vận hội
[sửa | sửa mã nguồn]Cuba là một trong hai quốc gia duy nhất (cùng với Nhật Bản) tham gia cả năm lần đầu tiên mà nội dung bóng chày được đưa vào chương trình thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè. Cuba chính là đội tuyển thành công nhất trong lịch sử giải đấu. Họ đã giành được ba huy chương vàng và hai huy chương bạc, tức là luôn lọt vào trận chung kết ở tất cả những lần tham dự.
Vào ngày 1 tháng 6 năm 2021, Cuba chính thức không vượt qua được vòng loại khu vực châu Mỹ, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử đất nước xứ sở xì gà không đủ điều kiện tham dự môn bóng chày tại Thế vận hội[13]. Điều này gián tiếp giúp Nhật Bản trở thành đội tuyển bóng chày duy nhất từng tham dự cả 6 kỳ Thế vận hội Mùa hè có sự xuất hiện của môn thể thao này.
World Cup
[sửa | sửa mã nguồn]World Cup 2009 (kỳ World Cup gần đây nhất)
[sửa | sửa mã nguồn]Cuba ban đầu dự kiến đăng cai World Cup bóng chày 2009, tuy nhiên, họ đã sẵn sàng từ bỏ danh dự này và dành nó cho châu Âu. Với nỗ lực giúp bóng chày phát triển như một môn thể thao phổ biến ở lục địa già, giải vô địch bóng chày thế giới lần đầu tiên được tổ chức bởi một cả một châu lục trong lịch sử. Giải đấu này diễn ra từ ngày 9 đến 27 tháng 9 cùng năm[14]. Bảy quốc gia châu Âu (gồm Ý, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Croatia và Đức) đã cùng nhau đứng ra đăng cai và tổ chức giải với sự tham dự của 22 đội tuyển trên khắp thế giới (8 đội của châu lục chủ nhà, 8 đội đến từ châu Mỹ, 4 đội đến từ châu Á, 1 đội đến từ châu Phi và 1 đội đến từ châu Đại Dương). Trong đó các thành phố bao gồm Bollate, Bologna, Codogno, Firenze, Macerata, Milano, Parma, Piacenza, Reggio Emilia, Rimini, Torino, Trieste, Verona và Vicenza của Ý, ba thành phố gồm Rotterdam, Haarlem và Amsterdam của Hà Lan cùng với Serravalle của San Marino sẽ là chủ nhà của vòng hai (14–20 tháng 9), do đó hai đội tuyển là Ý và Hà Lan không cần phải thi đấu vòng một và được đặc cách vào thẳng vòng hai. 20 đội còn lại sẽ buộc phải thi đấu từ vòng một, họ sẽ được chia đều vào năm bảng, mỗi bảng bốn đội. Các bảng đấu như sau[15]:
- Bảng A (tại Praha): Cộng hòa Séc, Úc, Đài Bắc Trung Hoa và México
- Bảng B (tại Barcelona): Tây Ban Nha, Cuba, Puerto Rico và Nam Phi
- Bảng C (tại Stockholm): Thụy Điển, Canada, Hàn Quốc và Antille thuộc Hà Lan
- Bảng D (tại Zagreb): Croatia, Vương quốc Anh, Nhật Bản và Nicaragua
- Bảng E (tại Regensburg): Đức, Trung Quốc, Mỹ và Venezuela
Kết quả thi đấu quốc tế
[sửa | sửa mã nguồn]WBC
[sửa | sửa mã nguồn]- Vô địch: 25 (1939, 1940, 1942, 1943, 1950, 1952, 1953, 1961, 1969, 1970, 1971, 1972, 1973, 1976, 1978, 1980, 1984, 1986, 1988, 1990, 1994, 1998, 2001, 2003, 2005)
- Á quân: 4 (1941, 2007, 2009, 2011)
- Hạng 3: 2 (1944, 1951)
- Vô địch: 11 (1979, 1983, 1985, 1987, 1989, 1991, 1993, 1995, 2002, 2006, 2010)
- Á quân: 3 (1981, 1997, 1999)
- Vàng: 12 (1951, 1963, 1971, 1975, 1979, 1983, 1987, 1991, 1995, 1999, 2003, 2007)
- Bạc: 1 (1967)
- Đồng: 2 (2011, 2015)
- Vàng: 15 (1926, 1930, 1935, 1938, 1950, 1966, 1970, 1974, 1978, 1986, 1990, 1993, 1998, 2006, 2014)
- Bạc: 2 (1982, 2018)
- Đồng: 1 (1946)
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- 1999 Baltimore Orioles - Chuỗi triển lãm về đội tuyển bóng chày quốc gia Cuba
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2021.
- ^ “Baseball World Cup big news in Cuba, no matter the outcome”. CNN. 28 tháng 9 năm 2009.
- ^ a b "World Baseball Classic: Israel continues to shock the world, beats Cuba 4-1," Haaretz.
- ^ "Blue-and-white takes on Cuba in Tokyo," The Jerusalem Post.
- ^ a b Cuba Qualifies for Second Round in WBC | Escambray
- ^ Cuba tops Australia, reaches second round of World Baseball Classic
- ^ "Despaigne's grand slam sends Cuba to second round of WBC," The Japan Times.
- ^ "World Baseball Classic roundup: Dominican Republic cruises" | SI.com
- ^ Cuba vs.
- ^ a b “Israel beats Cuba to stay unbeaten in WBC '17”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2017.
- ^ “Jason Marquis on dominant run in WBC '17”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2017.
- ^ “Josh Zeid leading Israel's strong bullpen”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2017.
- ^ “Cuba fails to qualify for Olympic baseball for first time”. OlympicTalk. NBC Sports. 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021.
- ^ “IBAF World Cup 2009 in Europe”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2009.
- ^ “IBAF announces groups for first round of 2009 Baseball World Cup” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2009.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Tư liệu liên quan tới Đội tuyển bóng chày quốc gia Cuba tại Wikimedia Commons