An tần

Thanh Thánh Tổ An tần
清聖祖安嬪
Khang Hi Đế Tần
Thông tin chung
Mất
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
Phu quânThanh Thánh Tổ
Khang Hi Hoàng đế
Tước hiệu[Tần; 嬪]
[An tần; 安嬪]
Thân phụCương A Thái

An tần Lý thị (chữ Hán: 安嬪李氏, ? - ?) là một trong những phi tần đầu tiên của của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

An tần Lý thị, không rõ năm sinh năm mất, xuất thân từ Hán quân Chính Lam kỳ, con gái của Tổng Binh quan Cương A Thái (剛阿). Bà là cháu nội của Hàng tướng Lý Viễn Phương (李永芳), một vị tướng quân của Nhà Minh.

Năm 1618, Lý Viễn Phương đầu hàng Nỗ Nhĩ Cáp Xích, trở thành hàng tướng đầu tiên của nhà Minh. Sau đó ông tiến thăng tới chức Quảng đốc, tiến sang Bắc Triều Tiên làm việc. Để bày tỏ lòng trung thành với triều đình nhà Thanh, Lý Viễn Phương kết hôn với Cách cách Ái Tân Giác La thị - cháu nội của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, con gái của Nhiêu Dư Mẫn Quận vương A Ba Thái.

Tuy nhiên, trước đó, Lý Viễn Phương đã có Nguyên phối, không rõ danh tính, tạm gọi là Lý phu nhân. Vị Lý phu nhân này đã sinh ra Cương A Thái. Do duyên cớ Lý phu nhân mới là bà nội của An tần, không phải Cách cách Ái Tân Giác La thị, nên An tần không có dòng máu Hoàng tộc Ái Tân Giác La.

Ngoài ra, An tần còn có tám người thúc bá khác, đều là con trai ruột của Lý Viễn Phương. Nổi bật trong đó là Trưởng nam Lý Diên Canh (李延庚), giữ chức Mãn Châu Quản lĩnh, Thứ nam Lý Suất Thái (李率泰), được Nỗ Nhĩ Cáp Xích trọng dụng, giao cho chức Thống đốc của Phúc KiếnChiết Giang, qua đời truy phong tước cao. Có thể nói Lý thị tuy xuất thân người Hán, nhưng quả thực gia thế không tồi, do nam nhân trong nhà khá được trọng dụng, và đặc biệt với cuộc liên hôn với Cách cách Hoàng thất, địa vị của gia đình Lý thị không quá thấp kém. Cháu trai của Lý Viễn Phương là Lý Thiện Nghiêu (李侍尧), giữ chức Thống đốc Quảng ĐôngQuảng Tây, được Càn Long Đế nâng đỡ và kính trọng. Khi đó nhiều quan thần dâng tấu phản đối Lý Thiện Nghiêu giữ chức Thống đốc do không phù hợp với quy chế tổ tiên, Càn Long Đế đã vặn lại: " Làm thế nào mà cháu trai của Lý Viễn Phương có thể đem đi so sánh với các Hán quân khác?".

Nhập cung

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 4 (1665), thông qua Bát Kỳ tuyển tú, Lý thị nhập cung, không rõ danh phận. Lúc này bà có thể có danh vị Quan nữ tử hoặc Thứ phi, đều không được ghi rõ. Năm Khang Hi thứ 16 (1677), tháng 8, Khang Hi Đế đại phong hậu cung, sách lập Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng hậu, Nạp Lạt thị, Quách Lạc La thị, Mã Giai thị, Lý thị, Chương Giai thị, Đổng thị, Hách Xá Lý thị đều phong Tần.[1] Ngày 24 tháng 8, cùng năm, chiếu phong Lý thị làm An tần (安嬪). Hành lễ sắc phong của Tần vị.

Sách văn viết:

Sau khi được phong An tần, Lý thị không còn xuất hiện trong ghi chép nữa. Số phận của bà vẫn là một bí ẩn, ngay cả thời gian qua đời cũng không được ghi chép rõ ràng. An tần Lý thị nhập cung nhiều năm, lại được phong Tần, địa vị thực không thấp, nên việc hành trạng không được ghi chép rõ là điều khá kỳ lạ.

Căn cứ theo ghi chép của Nội vụ phủ sau này, năm Khang Hi thứ 36 (1697), số lượng lương thực thực phẩm của cấp bậc Tần được cấp cho 4 người, trong đó đã xác định chính xác hai người là Đoan tần Đổng thị và Hy tần Hách Xá Lý thị, hai người còn lại có lẽ là Kính tần Chương Giai thị, và An tần Lý thị.[2] Ngoài ra trong một lần tế hiến, Khang Hi Đế cũng nhắc đến An tần.

Năm Khang Hi thứ 46 (1707), Thanh cung đương án cho thấy, Tần vị chỉ có 3 vị Đoan tần, Hòa tầnLương tần, còn An tần và Kính tần không thấy nhắc đến.[3]

Có lẽ là do ghi chép thiếu hụt, không có cứ định cho thấy An tần bị giáng vị hay có vấn đề.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《清实录·清圣祖实录·卷之六十八》康熙十六年……八月……○丙寅。上御太和殿。遣大学士索额图、为正使。大学士李霨、为副使。持节授妃钮祜卢氏册宝。立为皇后……遣大学士觉罗勒德洪、持节授佟氏册宝。封为贵妃。遣尚书吴正治、侍郎额星格、杨正中、马喇、富鸿基、学士项景襄、李天馥等、持节授册封李氏为安嫔,王佳氏为敬嫔,董氏为端嫔,马佳氏为荣嫔,纳喇氏为惠嫔,郭罗洛氏为宜嫔,何舍里氏为僖嫔……
  2. ^ 《為皇太后皇子公主等預備豬鵝雞等數目清單》妃六人,豬肉各十二,各八斤,鵝各一隻,雞各二隻;嬪四人,豬肉各八,各六斤、鵝各半只、雞各一隻半;貴人四人,豬肉各六,各五斤八兩、鵝半只、雞各一隻;常在六人,豬肉各五,各四斤、雞各一隻.....
  3. ^ 《宮中檔》康熙四十六年乾清宮主位,貴妃,惠妃、宜妃、德妃、榮妃四位,端嬪、和嬪、良嬪三位,蘇貴人、仙貴人、尹貴人三位,布常在、牛常在、查常在、堯常在、新常在五位。大答應十人