Bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 – Nam

Giải đấu bóng đá nam tại
Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàCampuchia
Thời gian29 tháng 4 năm 2023 – 16 tháng 5 năm 2023
Số đội10 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu2 (tại 1 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Indonesia (lần thứ 3)
Á quân Thái Lan
Hạng ba Việt Nam
Hạng tư Myanmar
Thống kê giải đấu
Số trận đấu24
Số bàn thắng81 (3,38 bàn/trận)
Số khán giả230.407 (9.600 khán giả/trận)
Vua phá lướiIndonesia Fajar Fathur Rahman
Indonesia Ramadhan Sananta
Việt Nam Nguyễn Văn Tùng
(5 bàn thắng)
Đội đoạt giải
phong cách
 Việt Nam
2021
2025

Giải đấu bóng đá nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 được tổ chức tại Campuchia từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 16 tháng 5 năm 2023. Độ tuổi tham dự là dưới 22 tuổi (sinh từ sau ngày 1 tháng 1 năm 2001), các cầu thủ quá tuổi không được tham gia thi đấu.

Việt Nam là đương kim vô địch, nhưng đã không thể bảo vệ thành công huy chương vàng khi để thua Indonesia ở bán kết và chỉ giành huy chương đồng chung cuộc tại giải đấu. Với chiến thắng trước Thái Lan trong trận chung kết, Indonesia có lần thứ ba giành huy chương vàng và là lần đầu tiên sau 32 năm, kể từ năm 1991.

Lịch thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là lịch thi đấu cho nội dung thi đấu bóng đá nam.[1]

G Vòng bảng ½ Bán kết B Tranh huy chương đồng F Chung kết
T7 29 CN 30 T2 1 T3 2 T4 3 T5 4 T6 5 T7 6 CN 7 T2 8 T3 9 T4 10 T5 11 T6 12 T7 13 CN 14 T2 15 T3 16
G G G G G G G G G G ½ B F

Các quốc gia tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là 10 đội tuyển tham dự giải đấu.

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Ba địa điểm đã được sử dụng để tổ chức giải đấu. Sân vận động Olympic tổ chức các trận đấu ở bảng A (ngoại trừ trận Philippines gặp Myanmar), trận bán kết, trận tranh huy chương đồng và trận chung kết. Sân vận động Visakha tổ chức các trận đấu ở bảng B. Sân vận động RSN tổ chức trận Philippines gặp Myanmar ở lượt cuối bảng A do trận đấu này diễn ra cùng giờ với trận Campuchia gặp Indonesia trên sân vận động Olympic.

Bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 – Nam (Campuchia)
Sân vận động Olympic Sân vận động Visakha Sân vận động RSN
Sức chứa: 50.000 Sức chứa: 15.000 Sức chứa: 5.000
Tập tin:Visakha Stadium.jpg Tập tin:Rsn stadium.jpg

Đội hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu nam sẽ là giải đấu quốc tế dành cho lứa tuổi U-22 (sinh từ sau ngày 1 tháng 1 năm 2001), không cho phép cầu thủ quá tuổi tham dự.

Bốc thăm

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 5 tháng 4 năm 2023 tại Sân vận động Quốc gia Morodok TechoPhnôm Pênh, Campuchia.[2] Mười đội được xếp vào năm nhóm hạt giống dựa trên thành tích tại hai kỳ đại hội gần nhất. Nước chủ nhà Campuchia và đương kim vô địch SEA Games 31 Việt Nam được xếp vào nhóm 1.

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
 Campuchia (H)
 Việt Nam (C)
 Thái Lan
 Indonesia
 Malaysia
 Myanmar
 Singapore
 Philippines
 Lào
 Đông Timor

Trọng tài

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách trọng tài
Trọng tài Trợ lý trọng tài

Campuchia Khin Ouseyha
Trung Quốc Shen Yinhao
Ấn Độ Rowan Arumughan
Iran Hasan Akrami
Nhật Bản Iida Jumpei
Kuwait Abdullah Jamali
Kuwait Ammar Ashkanani
Malaysia Nazmi Nasaruddin
Oman Kassem Matar Al-Hatmi
Philippines Clifford Daypuyat
Hàn Quốc Kim Hee-gon

Campuchia Ten Somrach
Trung Quốc Cao Yi
Ấn Độ Vairamuthu Parasuraman
Iran Amirmohamad Davoudzadeh
Kuwait Sayedali Sayedali
Malaysia Muhammad Shafiq
Pakistan Muhammad Ali
Philippines Krizmark Nanola
Hàn Quốc Kwak Seung-soon

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Indonesia 4 4 0 0 13 1 +12 12 Giành quyền vào Bán kết
2  Myanmar 4 3 0 1 4 5 −1 9
3  Campuchia (H) 4 1 1 2 6 5 +1 4
4  Đông Timor 4 1 0 3 3 8 −5 3
5  Philippines 4 0 1 3 1 8 −7 1
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
(H) Chủ nhà
Indonesia 3–0 Philippines
Chi tiết
Khán giả: 14.500
Trọng tài: Rowan Arumughan (Ấn Độ)
Campuchia 4–0 Đông Timor
Chi tiết
Khán giả: 29.985
Trọng tài: Abdullah Jamali (Kuwait)

Myanmar 1–0 Đông Timor
Chi tiết
Khán giả: 3.589
Trọng tài: Hasan Akrami (Iran)
Philippines 1–1 Campuchia
Chi tiết
Khán giả: 30.118
Trọng tài: Nazmi Nasaruddin (Malaysia)

Indonesia 5–0 Myanmar
Chi tiết
Đông Timor 3–0 Philippines
Chi tiết
Khán giả: 3.182
Trọng tài: Qasim Matar Al-Hatmi (Oman)

Đông Timor 0–3 Indonesia
Chi tiết
Khán giả: 2.765
Trọng tài: Nazmi Nasaruddin (Malaysia)
Myanmar 2–0 Campuchia
Chi tiết
Khán giả: 32.704
Trọng tài: Qasim Matar Al-Hatmi (Oman)

Philippines 0–1 Myanmar
Chi tiết
Khán giả: 432
Trọng tài: Rowan Arumughan (Ấn Độ)
Campuchia 1–2 Indonesia
Chi tiết
Khán giả: 29.168
Trọng tài: Shen Yinhao (Trung Quốc)
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Thái Lan 4 3 1 0 10 3 +7 10 Giành quyền vào Bán kết
2  Việt Nam 4 3 1 0 8 3 +5 10
3  Malaysia 4 2 0 2 13 5 +8 6
4  Lào 4 0 1 3 2 11 −9 1
5  Singapore 4 0 1 3 2 13 −11 1
Thái Lan 3–1 Singapore
Chi tiết
Khán giả: 2.573
Trọng tài: Kim Hee-gon (Hàn Quốc)
Việt Nam 2–0 Lào
Chi tiết
Khán giả: 3.925
Trọng tài: Khin Ouseyha (Campuchia)

Singapore 1–3 Việt Nam
Khán giả: 4.062
Trọng tài: Shen Yinhao (Trung Quốc)
Malaysia 5–1 Lào
Khán giả: 4.850
Trọng tài: Clifford Daypuyat (Philippines)

Thái Lan 2–0 Malaysia
Khán giả: 2.423
Trọng tài: Kim Hee-gon (Hàn Quốc)
Lào 0–0 Singapore
Khán giả: 647
Trọng tài: Khin Ouseyha (Campuchia)

Lào 1–4 Thái Lan
Khán giả: 2.106
Trọng tài: Clifford Daypuyat (Philippines)
Malaysia 1–2 Việt Nam
Aliff  43' Chi tiết

Singapore 0–7 Malaysia
Chi tiết
Khán giả: 1.320
Trọng tài: Hasan Akrami (Iran)
Việt Nam 1–1 Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 5.402
Trọng tài: Ammar Ashkanani (Kuwait)

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
 
Bán kếtTranh huy chương vàng
 
      
 
13 tháng 5 – Phnôm Pênh
 
 
 Indonesia3
 
16 tháng 5 – Phnôm Pênh
 
 Việt Nam2
 
 Indonesia5
 
13 tháng 5 – Phnôm Pênh
 
 Thái Lan2
 
 Thái Lan3
 
 
 Myanmar0
 
Tranh huy chương đồng
 
 
16 tháng 5 – Phnôm Pênh
 
 
 Việt Nam3
 
 
 Myanmar1

Các trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Indonesia 3–2 Việt Nam
Thái Lan 3–0 Myanmar
Khán giả: 4,520
Trọng tài: Shen Yinhao (Trung Quốc)

Tranh huy chương đồng

[sửa | sửa mã nguồn]
Việt Nam 3–1 Myanmar
Khán giả: 10.829
Trọng tài: Hasan Akrami (Iran)

Tranh huy chương vàng

[sửa | sửa mã nguồn]
Indonesia 5–2 (s.h.p.) Thái Lan
Khán giả: 28.133
Trọng tài: Kassem Matar Al-Hatmi (Oman)

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ ghi bàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 81 bàn thắng ghi được trong 24 trận đấu, trung bình 3.38 bàn thắng mỗi trận đấu.

5 bàn thắng

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà

Kỷ luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Một cầu thủ ngay lập tức bị treo giò trong trận đấu tiếp theo nếu phải nhận một trong các hình phạt sau:

Nhận 1 thẻ đỏ (thời gian treo giò vì thẻ đỏ có thể nhiều hơn nếu là lỗi vi phạm nghiêm trọng)

Nhận 2 thẻ vàng trong 2 trận đấu khác nhau; thẻ vàng bị xóa sau khi kết thúc lượt trận tiếp theo (điều này không được áp dụng đến bất kỳ trận đấu quốc tế nào khác trong tương lai)

Các quyết định kỷ luật sau đây đã được thực hiện trong suốt giải đấu:

Cầu thủ Vi phạm Đình chỉ
Philippines Dennis Salazar Chung Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) trong trận đấu Bảng A v Timor-Leste (lượt trận 3; 4 tháng 5 năm 2023) Bảng A v Myanmar (lượt trận 5; 10 tháng 5 năm 2023)
Malaysia Safwan Mazlan Thẻ đỏ trong trận đấu Bảng B v Việt Nam (lượt trận 4; 8 tháng 5 năm 2023) Bảng B v Singapore (lượt trận 5; 11 tháng 5 năm 2023)
Malaysia Muhammad Najmudin Akmal Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) trong trận đấu Bảng B v Việt Nam (lượt trận 4; 8 tháng 5 năm 2023)
Myanmar Lat Wai Phone Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) trong trận đấu Bảng A v Philippines (lượt trận 5; 10 tháng 5 năm 2023) Bán kết v Nhất bảng B (12 tháng 5 năm 2023)
Indonesia Pratama Arhan Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) trong trận đấu Bán kết v Việt Nam (bán kết; 12 tháng 5 năm 2023) Chung kết v Thái Lan (16 tháng 5 năm 2023)

Bảng xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Kết quả chung cuộc
1  Indonesia 6 6 0 0 21 5 +16 18 Vô địch Vàng
2  Thái Lan 6 4 1 1 15 8 +7 13 Á quân Bạc
3  Việt Nam 6 4 1 1 13 7 +6 13 Hạng ba Đồng
4  Myanmar 6 3 0 3 5 11 −6 9 Hạng tư
5  Malaysia 4 2 0 2 13 5 +8 6 Bị loại ở vòng bảng
6  Campuchia (H) 4 1 1 2 6 5 +1 4
7  Đông Timor 4 1 0 3 3 8 −5 3
8  Philippines 4 0 1 3 1 8 −7 1
9  Lào 4 0 1 3 2 11 −9 1
10  Singapore 4 0 1 3 2 13 −11 1
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
(H) Chủ nhà

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Hỗn chiến trong trận chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Hỗn loạn xảy ra trong trận chung kết giữa IndonesiaThái Lan.

Tranh cãi đầu tiên xảy ra khi trọng tài người Oman Kassem Matar Al-Hatmi thổi còi ở phút bù giờ cuối cùng của hiệp hai. Lúc đó Indonesia đang dẫn trước với tỉ số 2–1 và sẵn sàng ăn mừng chiến thắng. Huấn luyện viên Indra Sjafri cùng với các trợ lý của mình đã chạy vào sân ăn mừng vì họ nghĩ rằng trọng tài đã thổi hồi còi kết thúc trận đấu. Tuy nhiên, trọng tài chỉ vào điểm phạm lỗi của cầu thủ Indonesia và cho Thái Lan thực hiện nốt tình huống đá phạt. Các cầu thủ Thái Lan tận dụng tốt cơ hội cuối cùng này để ghi bàn gỡ hòa 2–2, đưa trận đấu vào hai hiệp phụ. Sau khi ghi bàn, toàn bộ cầu thủ và ban huấn luyện của Thái Lan đã ăn mừng quá khích trước mặt các thành viên của Indonesia. Huấn luyện viên và cầu thủ đội bóng xứ vạn đảo chỉ trích quyết định của trọng tài Al-Hatmi vì đã tạo lợi thế cho đối thủ khi kéo dài thời gian bù giờ.[3]

Ngay khi hiệp phụ bắt đầu, Irfan Jauhari đã ghi bàn ở phút 91 sau sai lầm của các cầu thủ Thái Lan, giúp Indonesia vượt lên dẫn trước 3–2. Lần này đến lượt các cầu thủ Indonesia lặp lại hành động ăn mừng quá khích trước đó của Thái Lan. Sự căng thẳng giữa hai đội lên đến đỉnh điểm khi các thành viên trong ban huấn luyện và cầu thủ của cả hai bên lao vào xô xát với nhau. Trong các video được quay, trưởng đoàn Sumardji của Indonesia nỗ lực can ngăn nhưng đã bị một số thành viên ban huấn luyện Thái Lan đánh đấm, khiến mặt ông đỏ bừng, chảy máu mũi và miệng. Sau sự cố, trọng tài đã rút ra tổng cộng 5 thẻ đỏ: 2 thẻ dành cho một trợ lý và một cầu thủ Indonesia, 3 thẻ dành cho hai trợ lý và một cầu thủ Thái Lan. Trong những diễn biến sau đó, Indonesia có thêm 2 bàn thắng, còn Thái Lan có thêm 2 cầu thủ nhận thẻ đỏ cùng một cầu thủ gặp chấn thương, không thể tiếp tục thi đấu. Trận đấu kết thúc với thắng lợi 5–2 dành cho 10 cầu thủ Indonesia trước 7 cầu thủ Thái Lan.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ronald Chettiar. “Football at Southeast Asian Games 2023: Format, groups, full schedule and where to watch live”. Olympic.com. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ “Bốc thăm bóng đá SEA Games: U22 Việt Nam dễ gặp Thái Lan”. Vietnamnet. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ “Kontroversi Wasit Indonesia vs Thailand Asal Oman” [The controversy over the referee from Oman for the Indonesia vs Thailand match]. CNN Indonesia (bằng tiếng Indonesia). ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ “Four red cards, two brawls: Indonesia beat Thailand to win football gold in dramatic SEA Games final” (bằng tiếng Anh). CNA. ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2023.