Phân họ Tre

Phân họ Tre
Rừng tre tại Kyoto, Nhật Bản
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Poales
Họ (familia)Poaceae
Phân họ (subfamilia)Bambusoideae
Các tông và chi
Xem văn bản.

Phân họ Tre (danh pháp khoa học: Bambusoideae) là một phân họ trong họ Hòa thảo (Poaceae).

Đặc trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân họ này có đặc trưng là có 3 đầu nhụy và có hình dạng giống cây thân gỗ nhất[1]. Tuy nhiên, đang tồn tại nhiều sự không chắc chắn ở mọi cấp độ phân loại cụ thể trong phạm vi phân họ Bambusoideae, và các kiểu dữ liệu khác nhau (hình thái hoa, cấu trúc sinh dưỡng, giải phẫu và di truyền) thường tạo ra kết quả hỗ trợ cho các kiểu mối quan hệ khác nhau. Phân họ Bambusoideae nói chung bao gồm nhóm các chi "phần lõi" khác biệt, các dạng tre thân gỗ (nhóm Bambuseae) và đồng minh là nhóm các chi dạng thân thảo của Bambusoideae có mối quan hệ bị đặt dấu hỏi. Các đơn vị phân loại trong phân họ Bambusoideae đã từ lâu được coi là các dạng cỏ "nguyên thủy" nhất, chủ yếu là vì sự hiện diện của lá bắc, cụm hoa không xác định, các "bông con giả" và hoa với 3 vảy bao hoa, 6 nhị, 3 đầu nhụy[2]. Trong nghiên cứu gần đây, Clark và ctv.. (1995) đã phân tích trình tự DNA cho lạp lục. Gen ndhF đã được phân tích để làm rõ mối quan hệ phát sinh loài giữa các dòng dõi chính của họ Poaceae. Họ phát hiện thấy rằng 2 tông trong số các tông tre thân thảo của vùng nhiệt đới Tân thế giới, là StreptochaeteaeAnomochloeae, được phân giải như là nhánh cơ sở nhất trong phạm vi họ Hòa thảo, xác nhận giả thuyết cho rằng các thành phần trong phạm vi phân họ Bambusoideae nghĩa rộng (sensu lato) là cơ sở trong phạm vi họ Poaceae, cũng như chỉ ra rằng Bambusoideae nghĩa rộng là đa ngành[2]. Nghiên cứu gần đây phân tích các mối quan hệ phát sinh loài trong phạm vi phân họ Bambusoideae sử dụng các dữ liệu trình tự intron rp116 từ DNA lạp lục cũng đã có thể giải qyết tiếp một số sự không chắc chắn còn đọng lại từ phân tích năm 1995 của Clark và ctv.. Phân tích của Kelchner và Clark năm 1997 đã phân giải nhánh Bambusoideae thành 2 nhóm đơn ngành: bao gồm Bambuseae (tre dạng thân gỗ) và Olyreae/Parianeae (tre dạng thân thảo)[3]. Trong phạm vi nhóm Bambuseae hai nhánh đã được phục hồi tương ứng với tre thân gỗ ôn đới và nhiệt đới, và các đơn vị phân loại tre nhiệt đới được phân chia tiếp thành các nhánh TânCựu thế giới. Các dòng dõi khác biệt được tạo ra tương ứng mạnh với sự phân chia địa lý, với các nhánh chính đại diện cho các loài thân thảo Tân thế giới (Olyreae/Parianeae), các dạng tre thân gỗ nhiệt đới Tân thế giới, các dạng tre thân gỗ nhiệt đới Cựu thế giới và các dạng tre thân gỗ ôn đới Bắc bán cầu (tất cả Bambuseae).

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân họ này được chia thành hai nhóm: Lúa (Oryzodae) và Tre (Bambusodae). Nó có 13 tông như liệt kê dưới đây.

Nhóm Oryzodae

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm này đôi khi còn được tách ra thành phân họ Oryzaceae. Nó được chia thành 10 tông như sau:

Nhóm Bambusodae

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm này được chia thành 3 tông với 9 phân tông thuộc về tông Bambuseae.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ẩm thực

[sửa | sửa mã nguồn]

Chồi của hầu hết các loài có thể ăn sống hoặc nấu chín sau khi bỏ vỏ cứng[4][5]. Việc chế biến giảm độ đắng nhẹ. Chồi được sử dụng trong nhiều món ăn châu Á[6] và các loại nước dùng và được bán ở các siêu thị trong nhiều dạng cắt như tươi và hủy.

Chồi tre trong trạng thái lên men là thành phần quan trọng trong ẩm thực của dãy Himalaya. Ở Assam, Ấn Độ, ví dụ, nó được gọi là khorisa. Ở Nepal, một món ăn phổ biến vượt qua biên giới chủng tộc được chế biến từ chồi tre lên men với nghệ và dầu mỡ, và nấu với khoai tây dùng như một món ăn thường được ăn kèm với cơm (alu tama[7] (आुुााामाा) bằng tiếng Nepal).

Thủ công

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủ công bằng tre là hoạt động hoặc kỹ năng chế tạo các vật từ tre, bao gồm kiến trúc, mộc mạc, đồ nội thất và đồ gỗ, đục, mộc mạc và dệt[8][9]. Gốc lịch sử của nó ở châu Á bao gồm văn hóa, nền văn minh và thiên niên kỷ, và xuất hiện trên khắp Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.

Nhiên liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Than củi tre là loại than củi tạo ra từ các giống tre. Than tre thường được làm từ thân hoặc phế phẩm của cây tre trưởng thành và đốt trong lò ở nhiệt độ từ 600 đến 1200 ° C. Đây là loại than củi rất xốp, làm cho nó hữu ích trong việc sản xuất than hoạt tính[10].

Than củi tre có một lịch sử sử dụng lâu dài ở Trung Quốc, có tài liệu được ghi chép từ năm 1486 trong thời đại nhà Minh ở Chuzhou[11][12]. Nó cũng được đề cập trong thời kỳ nhà Thanh, dưới thời triều đại của các hoàng đế Kangxi, Qianlong và Guangxu[13].

  1. ^ Judd W. S., C. S. Campbell, E. A. Kellogg, P. F. Stevens, M. J. Donoghue (chủ biên). 2008. Plant Systematics: A Phylogenetic Approach, 296-301. Sinauer Associates, Inc., Sunderland, Massachusetts, Hoa Kỳ.
  2. ^ a b Clark L. G., W. Zhang, J. F. Wendel. 1995. A Phylogeny of the Grass Family (Poaceae) Based on ndhF Sequence Data. Systematic Botany 20(4): 436-460.
  3. ^ Kelchner S. A., L. G. Clark. (1997). Molecular Evolution and Phylogenetic Utility of the Chloroplast rpl16 Intron in Chusquea and the Bambusoideae (Poaceae). Molecular Phylogenetics and Evolution 8(3): 385-397.
  4. ^ “How to Grow Edible Bamboo Shoots”. modernfarmer.com. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ “Every thing about bamboo shoots”. www.vahrehvah.com. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ “Bamboo: An Ancient Natural Supplement Introduction”. www.herbalgoodnessco.com. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ “Alu tama”. www.tasteatlas.com. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ “The application of bamboo weaving in modern furniture”. bioresources.cnr.ncsu.edu. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ “bioresources.cnr.ncsu.edu”. asiainch.org. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ “Effects of Carbonization Parameters of Moso-Bamboo-Based Porous Charcoal on Capturing Carbon Dioxide”. www.ncbi.nlm.nih.gov. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ “All about Bamboo in China”. www.chinasage.info. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  12. ^ “The Many Bamboo Uses Throughout History to Today”. amazuluinc.com. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ “Air resource management : what we have been doing”. www.biodiversitylibrary.org. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]