Cổng thông tin:Công nghệ

Công nghệ

Chìa khóa dẫn tới tương lai

Bài viết của ngày

Công nghệ nano là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanomet. Ranh giới giữa công nghệ nano và khoa học nano đôi khi không rõ ràng, tuy nhiên chúng đều có chung đối tượng là vật liệu nano.

Đối với vật liệu vĩ mô gồm rất nhiều nguyên tử, các hiệu ứng lượng tử được trung bình hóa với rất nhiều nguyên tử và có thể bỏ qua các thăng giáng ngẫu nhiên. Nhưng các cấu trúc nano có ít nguyên tử hơn thì các tính chất lượng tử thể hiện rõ ràng hơn. Ví dụ một chấm lượng tử có thể được coi như một đại nguyên tử, nó có các mức năng lượng giống như một nguyên tử.

Nhân vật của ngày

Julius Robert Oppenheimer (22 tháng 4 năm 190418 tháng 2 năm 1967) là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, giáo sư Đại học California tại Berkeley. Là lãnh đạo thời chiến của Phòng thí nghiệm Los Alamos, ông là một trong số những "cha đẻ của bom nguyên tử" với vai trò trong Dự án Manhattan, dự án thời chiến tranh Thế giới thứ II phát triển các vũ khí hạt nhân đầu tiên.

Sau chiến tranh, Oppenheimer trở thành chủ tịch của Hội đồng Tư vấn chung đầy ảnh hưởng thuộc Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ, và sử dụng vị trí đó nhằm vận động cho việc kiểm soát quốc tế về năng lượng hạt nhân để ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân với Liên Xô. Sau khi làm nhiều chính trị gia nổi giận với các quan điểm thẳng thắn của mình, ông đã bị tước quyền miễn trừ an ninh trong một phiên điều trần được biết đến rộng rãi vào năm 1954. Dù thực tế đã mất ảnh hưởng chính trị trực tiếp, Oppenheimer vẫn tiếp tục giảng dạy, viết, và làm việc trong ngành vật lý. Chín năm sau, Tổng thống John F. Kennedy trao tặng Giải Enrico Fermi như là một dấu hiệu phục hồi uy tín chính trị cho ông. Ông là giám đốc của Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton trong gần 20 năm.

Doanh nghiệp của ngày

Visa Inc. là một công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia Hoa Kỳ có trụ sở tại Foster City, California, Hoa Kỳ. Công ty thực hiện các lệnh chuyển tiền điện tử trên toàn thế giới, hầu hết thông qua các thẻ tín dụngthẻ ghi nợ với thương hiệu Visa. Visa không phát hành thẻ, mở rộng tín dụng hoặc ấn định mức phí và lệ phí cho người tiêu dùng; Thay vào đó, Visa cung cấp cho các tổ chức tài chính các sản phẩm thanh toán có nhãn hiệu Visa để các tổ chức tài chính này sử dụng để cung cấp tín dụng, ghi nợ, trả trước và truy cập tiền mặt cho khách hàng. Vào năm 2015, Báo cáo Nilson, một ấn phẩm theo dõi ngành công nghiệp thẻ tín dụng, nhận thấy rằng mạng lưới toàn cầu của Visa xử lý 100 tỷ USD giao dịch với tổng tiền đạt 6,8 nghìn tỷ USD.

Visa hoạt động trên tất cả các lục địa trên toàn thế giới ngoại trừ Châu Nam Cực. Gần như tất cả các giao dịch Visa trên toàn thế giới được xử lý thông qua VisaNet tại một trong hai cơ sở an toàn: Trung tâm Hoạt động phía Đông, nằm ở một nơi nào đó gần Ashburn, Virginia; và trung tâm điều hành Trung tâm, nằm ở đâu đó gần Highlands Ranch, Colorado. Cả hai trung tâm dữ liệu đều được bảo vệ chặt chẽ chống lại thiên tai, tội phạmkhủng bố; có thể hoạt động độc lập với nhau và từ các tiện ích bên ngoài nếu cần; và có thể xử lý đến 30.000 giao dịch đồng thời và lên đến 100 tỷ phép tính mỗi giây. Mỗi giao dịch được kiểm tra qua 500 biến số bao gồm 100 thông số phát hiện gian lận-chẳng hạn như vị trí và thói quen chi tiêu của khách hàng và vị trí của người bán hàng - trước khi được chấp nhận.

Hình ảnh của ngày

Ảnh: Anuskafm
Cấu tạo máy ảnh

Sản phẩm của ngày

P-51 Mustang là một kiểu máy bay tiêm kích Hoa Kỳ một chỗ ngồi tầm xa được đưa vào sử dụng trong không lực các nước Đồng Minh vào các năm giữa của Đệ Nhị Thế Chiến. Chiếc P-51 trở thành một trong những kiểu máy bay nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất trong cuộc chiến tranh.

Được thiết kế, chế tạo và bay thử chỉ trong vòng 117 ngày, P-51 thoạt tiên phục vụ cho Không quân Hoàng gia Anh như một máy bay tiêm kích-ném bom và trinh sát, trước khi chuyển sang vai trò máy bay tiêm kích hộ tống ném bom bên trên lãnh thổ Đức, giúp duy trì ưu thế trên không của phe Đồng Minh từ đầu năm 1944. Nó cũng tham gia ở mức độ hạn chế chống lại Đế quốc Nhật Bản trên Mặt trận Thái Bình Dương. Mustang bắt đầu tham gia Chiến tranh Triều Tiên như là máy bay tiêm kích chủ yếu của lực lượng Liên Hợp Quốc, nhưng nhanh chóng được bố trí lại trong vai trò tấn công mặt đất sau khi bị vượt qua bởi những máy bay tiêm kích phản lực đời đầu. Tuy vậy, nó vẫn được giữ lại phục vụ trong một số lực lượng không quân cho đến đầu những năm 1980.

Tạo bài mới

Không tìm thấy bài viết bạn muốn đọc? Đừng lo lắng, hãy tự tay viết lên nó nào!