Cha cõng con

Cha cõng con
Đạo diễnLương Đình Dũng
Kịch bảnBùi Kim Quy, Lương Đình Dũng
Dựa trênCha cõng con của Lương Đình Dũng
Diễn viên
  • Ngô Thế Quân
  • Đỗ Trọng Tấn
  • Trần Hạnh
  • Võ Văn Hiếu
Quay phimLý Thái Dũng
Âm nhạcLee Dong-june
Hãng sản xuất
Tứ Vân Media
Phát hànhLotte Cinema
Công chiếu
tháng 3 năm 2017
Thời lượng
90 phút
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Kinh phí~18 tỉ VNĐ
Doanh thu13 tỉ VNĐ

Cha cõng con (tựa tiếng Anh: Father and son)[1] là bộ phim điện ảnh độc lập, thể loại gia đình của điện ảnh Việt Nam được phát hành vào tháng 4 năm 2017. Bộ phim được đạo diễn Lương Đình Dũng chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của ông viết năm 1995.[2] Kịch bản chuyển thể bởi Bùi Kim Quy.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Người đàn ông tên Mộc sống cảnh gà trống nuôi con, hai cha con phải vật lộn với cuộc sống đơn sơ cùng sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Những lần tránh lũ cùng cha, Cá lại có thêm bạn mới, bị hấp dẫn bởi các câu chuyện về thành phố với những tòa nhà trọc trời và những thứ hiện đại qua lời kể của chú Mù.

Khi biết Cá mắc bệnh nặng, Mộc đã phải tìm đủ cách chạy chữa.

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Cha cõng con chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên viết năm 1995 bởi Lương Đình Dũng, khi anh còn là công nhân Nhà máy xi măng Tuyên Quang.[3][4] Bắt đầu thực hiện chuyển thể từ năm 2007,[5] đến năm 2010, Lương Đình Dũng tham gia khóa đào tạo về biên kịch do Pilar Alessandra giảng dạy tại Việt Nam.[1] Đình Dũng đưa kịch bản Cha cõng con cho Alessandra nhờ cô góp ý, sau đó được Alessandra biên tập lại hoàn toàn miễn phí.[1][4]

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài diễn viên Trần Hạnh thì hầu hết các diễn viên khác đều là không chuyên, diễn viên chính Ngô Thế Quân cũng mới chỉ tham gia hai bộ phim là Thời xa vắngChuyện của Pao.[4][6] Bộ phim có sự tham gia của các em nhỏ mồ côi của Làng trẻ SOS Việt Trì và hai bệnh nhi ung thư, và đô vật Hà Văn Hiếu.[7] Trước đó hai nhân vật chính là cha con Mộc và Cá được quay thử với diễn viên Nguyễn Viết Sơn và bé Thanh Anh.[1][8] Sau 4 năm chuẩn bị, bé Thanh Anh đã lớn và không phù hợp với nhân vật Cá, Lương Đình Dũng đã đi rất nhiều nơi để tìm diễn viên nhí thay thế, cuối cùng cậu bé Đỗ Trọng Tấn của Làng trẻ SOS đã được chọn.[7][9][10]

Hậu trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Để có những cảnh quay đẹp, đoàn làm phim đã quyết định bấm máy vào mùa mưa bão ở miền Bắc Việt Nam, bối cảnh chính được chọn tại Bắc MêHà Giang.[2] Các cảnh mưa bão trong phim hầu hết là cảnh thật.[11] Có nhiều cảnh quay đoàn làm phim đã phải di chuyển đến Tuyên Quang, Hà Nộithành phố Hồ Chí Minh.[11] Đạo diễn hình ảnh Lý Thái Dũng đã sử dụng đến công nghệ flycam, trong quá trình bấm máy, đoàn phim đã hai lần bị thiệt hại về flycam.[11][12]

Âm nhạc trong phim do nhà soạn nhạc Lee Dong-june – người từng thành cống với Điều kì diệu ở phòng giam số 7Mật danh IRIS – đảm nhận.[2][4] Thời gian hậu kỳ âm nhạc mất khoảng 2 tháng.[11] Thời gian để hậu kỳ cả bộ phim mất 1 năm và 13 ngày.[12]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Cha cõng con bắt đầu sản xuất từ tháng 7 năm 2013[4][7] nhưng vì các bối cảnh dàn dựng của đoàn phim bị bão lũ phá hỏng, phải dựng lại từ đầu nên việc sản xuất bị gián đoạn đến tháng 7 năm 2015 mới được tiếp tục và đến tháng 9 mới hoàn tất.[2][5][13] Thời gian quay bộ phim hết gần 4 tháng, Lương Đình Dũng cho rằng vì anh quá kỹ tính trong khâu sản xuất cũng là lí do khiến thời gian làm phim bị kéo dài hơn dự tính. Khi đã quay xong nhưng trong quá trình dựng phim, hậu kỳ chưa thấy ưng ý, vị đạo diễn lại đưa cả đoàn trở lại Hà Giang quay thêm.[11][12]

Phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 18 tháng 6 năm 2015, Cha và con có buổi họp báo ra mắt.[14] Các phân đoạn được dựng thành 70 đến 80 phiên bản phim hoàn chỉnh và chốt được bản dựng cuối cùng vào ngày 28 tháng 3 năm 2016 và hoàn thành hậu kỳ vào ngày 13 tháng 11 cùng năm.[7][11]

Bộ phim được phát hành bởi cụm rạp Lotte Cinema, ngày 13 tháng 3 năm 2017 teaser trailer dài 90 giây của phim được công bố. Cha cõng con được phát hành từ ngày 5 tháng 4 năm 2017.[15][16] Bộ phim được trình chiếu tại các rạp phim trong 37 ngày, với doanh thu trên 13 tỉ VNĐ.[17] Sang đầu tháng 7 năm 2017, bộ phim được phát hành lần 2 và lần trình chiếu lưu động từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2017 cho các khán giả trẻ tuổi.[18]

Từ tháng 2 năm 2020, bộ phim được phát hành tại Ả Rập Xê Út, khởi đầu với buổi ra mắt tại The King Abdulaziz Center for World Culture – Ithra.[19]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khi bộ phim nhận được đề nghị phát hành ở nước ngoài và những lời mời tham dự các liên hoan phim, thì tại Việt Nam các đơn vị phát hành trong nước cho rằng bộ phim kém hấp dẫn, họ cho rằng phim thiếu yếu tố bạo lực, kinh dị, những hành động kịch tính, cảnh nóng nên đã từ chối phát hành.[20]

Ban giám khảo Giải Cánh diều 2016 cho rằng bộ phim không có những điểm thắt - mở, kịch tính như các phim thông thường, tình tiết phim chậm, nhẹ nhàng và dễ đoán.[2][20]

Tác giả Nam Phú – báo Tia Sáng: bộ phim vừa có được cái nhìn riêng, tinh tế của đạo diễn, nhưng mặt khác, nó vẫn đi theo lối làm phim "có cảnh quay đẹp" đã thành khuôn mòn rất cần phải xem xét lại của điện ảnh Việt mươi năm qua.[21]

Tác giả Phạm Hoa - Thời báo Ngân hàng: Trên thực tế, "Cha cõng con" là phim nghệ thuật khá kén người xem và chưa hẳn phù hợp với số đông, đồng thời cũng không hẳn thuận góc nhìn của giới chuyên môn.[22]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Thất bại với các giải thưởng trong nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Giải Cánh diều 2016, Cha cõng con tham gia đề cử ở hạng mục Phim điện ảnh với Diễn viên nam chính xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc và Phim điện ảnh xuất sắc. Kết quả bộ phim chỉ giành được bằng khen của ban tổ chức, đạo diễn Lương Đình Dũng cảm thấy kết quả không công bằng nên đã lập tức trả lại bằng khen cho Ban tổ chức.[20][23] Vị đạo diễn cho rằng cách thực hiện mới mẻ của bộ phim khiến Ban giám khảo không cảm nhận hết cái hay của nó.[20] Ông Trần Luân Kim, đại diện ban giám khảo giải Cánh Diều 2016 cho biết, Cha cõng con không nhận được giải Vàng hay Bạc vì bộ phim chưa có nhiều đột phá, cách thể hiện chưa thực sự đổi mới.[20]

Sức hấp dẫn của bộ phim cũng gây ra những nhận định trái chiều.[24] Ngay sau động thái trả lại giải thưởng của Lương Đình Dũng thì tạp chí Thế giới điện ảnh đã có bài phê phán: "Đạo diễn thì hư, phim thì dở" và kết bằng câu "cha nào con nấy" gây bức xúc cho dư luận.[25]

Mặc dù vậy, sau khi tham gia các giải quốc tế trong năm 2017, sang năm 2018 bộ phim Cha cõng con đã giành được giải Bông sen Bạc hạng mục Phim điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 cùng với bộ phim Cô hầu gái.[26] Biên kịch Bùi Kim Quy và đạo diễn Lương Đình Dũng cùng giành giải Biên kịch xuất sắc tại Liên hoan phim lần này.[27]

Chiến thắng tại các giải quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 2017, Cha cõng con được chọn tranh hạng mục Phim truyện xuất sắc giải Remi Award, tại Liên hoan phim quốc tế Houston lần thứ 50 ở Texas, Mỹ. Đây là một giải thưởng vinh danh những tác phẩm hư cấu của các nhà làm phim độc lập.[28] Sau đó, bộ phim được tham gia Liên hoan phim Quốc tế Boston lần thứ 15.[20]

Trước khi tham gia Giải Cánh diều 2016, tác phẩm đã giành giải "Phim truyện xuất sắc" ở liên hoan phim độc lập Canadian Diversity Film Festival 2016 và giải "Quay phim xuất sắc" dành cho Lý Thái Dũng ở liên hoan Barcelona Planet 2016.[6][20]

Cha cõng con được chọn đại diện điện ảnh Việt Nam tham gia hạng mục Phim nước ngoài hay nhất tại Giải Oscar lần thứ 90 nhưng không lọt vào vòng đề cử.[29]

Năm Giải thưởng Đề cử Nhận giải Kết quả Chú thích
2017 Liên hoan phim quốc tế ReelHeart Phim nước ngoài xuất sắc Cha cõng con Đề cử [30]
Quay phim xuất sắc Lý Thái Dũng Đề cử
Diễn viên xuất sắc Đỗ Trọng Tấn Đề cử
Âm thanh xuất sắc Đề cử
Liên hoan phim Tallinn Black Nights Giải thưởng Lớn - Hạng mục Cạnh tranh chính thức Cha cõng con Đề cử [30]
Canadian Diversity Film Festival 2016 Phim truyện xuất sắc Đoạt giải
Liên hoan phim Quốc tế Boston lần thứ 15 Tinh thần độc lập cho Phim có cốt truyện hay nhất Đoạt giải [23]
Liên hoan phim châu Á Thái Bình Dương Mỹ La Tinh lần thứ 17[31] Phim kể truyện xuất sắc nhất[32] Đoạt giải [30]
Liên hoan phim quốc tế Iran[33] lần thứ 36 Phim châu Á xuất sắc Đoạt giải [34]
Đạo diễn xuất sắc Lương Đình Dũng Đề cử
Liên hoan phim quốc tế Arizona lần thứ 26 Phim truyện nước ngoài xuất sắc Cha cõng con Đoạt giải [23]
Giải Đặc biệt của Ban giám khảo cho Quay phim ấn tượng nhất[35] Lý Thái Dũng Đoạt giải [23][36]
Liên hoan phim quốc tế Barcelona Planet Quay phim xuất sắc Đoạt giải [37]
Liên hoan phim Milano lần thứ 17 Đoạt giải [38]
Phim hay nhất Cha cõng con Đoạt giải [23]
Liên hoan phim quốc tế Ấn Độ lần thứ 48 Phim quốc tế Đề cử [39]
Liên hoan phim độc lập Hoa Kỳ lần thứ 6 Đạo diễn hình ảnh xuất sắc Lý Thái Dũng Đoạt giải [30]
Đạo diễn xuất sắc Lương Đình Dũng Đoạt giải
2018 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 Phim điện ảnh Cha cõng con Bông sen Bạc [26]
Biên kịch xuất sắc – Phim điện ảnh Bùi Kim Quy, Lương Đình Dũng Đoạt giải [27]

Năm 2017, Cha cõng con được chọn chiếu và tranh giải tại Liên hoan phim như Liên hoan phim Quốc Tế Julien Dubuque lần thứ 6 và Liên hoan phim quốc tế Arizona tại bang Iowa, Mỹ. Liên hoan phim Châu Á Thái Bình Dương Los Angeles lần thứ 33, Liên Hoan phim Châu Á Thái Bình Dương Châu Mỹ La Tinh lần thứ 17,[10] Liên hoan phim quốc tế Ấn Độ lần thứ 48,[39] Liên hoan phim Milano lần thứ 17, Liên hoan phim Tallinn Black Nights, Liên hoan phim quốc tế ReelHeart...

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Huy Phạm (22 tháng 3 năm 2013). “Kịch bản Việt làm biên kịch Hollywood rơi nước mắt”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ a b c d e Như Ý (2 tháng 4 năm 2017). 'Cha cõng con' - khúc hát ru về tình phụ tử”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ Huy Phạm (12 tháng 1 năm 2014). “Lương Đình Dũng viết truyện từ quá khứ đào đá đỏ”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ a b c d e Đức Trí (12 tháng 12 năm 2016). “Nhạc sĩ nổi tiếng Hàn Quốc khóc khi xem phim 'Cha cõng con'. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ a b Linh Anh (13 tháng 3 năm 2017). "Cha cõng con" ấn định ngày khởi chiếu tại Việt Nam”. Báo Kinh tế đô thị - Đọc tin tức thời sự kinh tế 24h mới nhất. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ a b Vũ Văn Việt (18 tháng 1 năm 2017). “Nam diễn viên 'Thời xa vắng' tái xuất đóng phim về tình cha con”. vnexpress.net. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  7. ^ a b c d Nguyên Minh (4 tháng 4 năm 2016). “Phim 'Cha cõng con' có sự tham gia của 2 bệnh nhi ung thư máu”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  8. ^ Nguyên Minh (22 tháng 12 năm 2014). “Lương Đình Dũng tập trung làm quảng cáo để chờ điện ảnh”. vnexpress.net. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  9. ^ Thanh Hương (26 tháng 3 năm 2017). “Đạo diễn Lương Đình Dũng: Quảng cáo, băng hài và "cha cõng con". Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ a b Toan Toan (20 tháng 3 năm 2017). “Dàn diễn viên đặc biệt của phim "Cha cõng con". Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ a b c d e f Đức Trí (28 tháng 3 năm 2017). “Phim 'Cha cõng con' có kinh phí 18 tỷ đồng”. vnexpress.net. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  12. ^ a b c “Phim 'Cha cõng con' tiêu tốn tới 18 tỉ đồng”. Báo Phụ Nữ Việt Nam. 27 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ Nguyên Minh (11 tháng 10 năm 2015). “Phim 'Cha cõng con' hé lộ những cảnh quay tại Hà Giang”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  14. ^ Vũ Văn Việt (18 tháng 6 năm 2015). “Đô vật SEA Games Hà Văn Hiếu đóng phim điện ảnh”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  15. ^ Ân Nguyễn (22 tháng 3 năm 2017). “Thiên nhiên tươi đẹp và khắc nghiệt trong phim Cha cõng con'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  16. ^ Minh Khang (13 tháng 3 năm 2017). "Cha cõng con" tung teaser và ấn định ngày khởi chiếu”. Báo Công Lý. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ A (18 tháng 7 năm 2017). “ĐD Lương Đình Dũng: Cha cõng con mở ra cho tôi một con đường rất riêng”. Báo Điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ (theo báo Tin Tức) (14 tháng 8 năm 2017). “Phim 'Cha cõng con' được chọn là thông điệp 'Yêu thương' cho giới trẻ”. Đài Truyền hình Long An. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  19. ^ Tố Uyên (3 tháng 2 năm 2020). “Phim "Cha cõng con" phát hành tại Ả-rập Xê-út từ tháng 2/2020”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  20. ^ a b c d e f g An Ngọc (10 tháng 4 năm 2017). "Cha cõng con": Thắng trên thế giới, thua trên sân nhà”. Vietnam+ (VietnamPlus). Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  21. ^ Nam Phú (18 tháng 4 năm 2017). “Cha cõng con: Vẻ lãng mạn của tình phụ tử”. Tạp chí Tia sáng. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  22. ^ Phạm Hoa (29 tháng 11 năm 2017). “Khi "Cha cõng con" đến Oscar”. Thời Báo Ngân Hàng. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  23. ^ a b c d e L.P (9 tháng 5 năm 2017). "Cha cõng con" giành 3 giải thưởng quốc tế tại Mỹ và Italia”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  24. ^ P.V (9 tháng 1 năm 2018). “Đạo diễn Lương Đình Dũng: 'Làm Cha cõng con để giải quyết món nợ cá nhân'. Báo Điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  25. ^ Việt Văn (14 tháng 4 năm 2017). "Cha cõng con" gây xôn xao vì lẽ gì?”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  26. ^ a b NGỌC HÀ – NGỌC PHÚ (29 tháng 11 năm 2017). “Báo Đà Nẵng điện tử”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  27. ^ a b Đức Hoàng (29 tháng 11 năm 2017). “Những phim nào đoạt giải Bông sen vàng tại LHP Việt Nam lần thứ XX?”. Báo Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  28. ^ Vũ Văn Việt (22 tháng 2 năm 2017). “Phim độc lập Việt tranh giải ở liên hoan tại Mỹ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  29. ^ Trung tâm Tin tức VTV24 (7 tháng 10 năm 2017). “Oscar 2018: 92 nước dự thi ở hạng mục Phim nước ngoài”. Báo Điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  30. ^ a b c d Mai An (22 tháng 6 năm 2017). "Cha cõng con" tiếp tục tham dự nhiều LHP quốc tế lớn”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  31. ^ DC Asian Pacific American Film Festival
  32. ^ Best Narrative Feature Film
  33. ^ Fajr International Film Festival 2018
  34. ^ ONLINE, TUOI TRE (27 tháng 4 năm 2018). “Cha cõng con giành giải Phim hay nhất châu Á ở Iran”. TUOI TRE ONLINE. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.
  35. ^ Special Jury Award For Outstanding Cinematography
  36. ^ Thiên Lam (8 tháng 5 năm 2017). “Thêm những thành tích mới cho "Cha cõng con" tại Liên hoan phim quốc tế”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  37. ^ Theo Thanh Niên Online (19 tháng 1 năm 2017). “Phim Việt Nam "Cha cõng con" đoạt giải tại LHP quốc tế Barcelona Planet”. Báo Bình Định. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  38. ^ M.Khuê (8 tháng 5 năm 2017). “Phim "Cha cõng con" lại đoạt giải tại nước ngoài”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2024.
  39. ^ a b 'Cha cõng con' tham dự Hạng mục Điện ảnh Thế giới tại LHP Quốc tế Ấn Độ lần thứ 48”. Báo Quảng Ninh. 23 tháng 11 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]