Erythrit

Erythrit
Các tinh thể erythrit
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật asenat
Nhóm vivianit
Công thức hóa họcCo3(AsO4)2·8H2O
Phân loại Strunz08.CE.40
Phân loại Dana40.03.06.03
Hệ tinh thểĐơn tà
Lớp tinh thểLăng trụ (2/m)
Kí hiệu H-M: (2/m)
Nhóm không gianC2/m
Nhận dạng
MàuĐỏ thẫm tới đỏ đào, hồng nhạt, hồng, có thể chia vùng
Dạng thường tinh thểKết tập tỏa tia hay dạng sao, sợi, tinh đám; thường dạng bột hay khối, hiếm khi như là các tinh thể lăng trụ có khía
Cát khaiHoàn hảo trên {010}; kém trên {100} và {102}.
Độ bềnCó thể cắt được
Độ cứng Mohs1,5–2,5
ÁnhCận kim cương, trân châu trên cát khai
Màu vết vạchĐỏ nhạt tới hồng
Tính trong mờTrong suốt tới trong mờ
Tỷ trọng riêng3,06 g/cm³
Thuộc tính quangHai trục (+)
Chiết suấtnα = 1,626 - 1,629 nβ = 1,662 - 1,663 nγ = 1,699 - 1,701
Khúc xạ képδ = 0,073
Đa sắcNhìn thấy: X = hồng nhạt; Y = tím nhạt tới tím hồng nhạt; Z = đỏ đậm
Độ hòa tankhông tan
Tham chiếu[1][2][3]

Erythrit hay đỏ cobalt là khoáng vật cobalt arsenat ngậm nước thứ cấp với công thức (Co3(AsO4)2·8H2O). Erythrit và annabergit (Ni3(AsO4)2·8H2O) (nickel asenat) tạo thành một chuỗi hoàn hảo với công thức chung (Co,Ni)3(AsO4)2·8H2O.

Erythrit từ Maroc

Erythrit kết tinh trong hệ đơn tà và tạo thành các tinh thể lăng trụ. Màu từ đỏ thẫm tới hồng và xuất hiện như là lớp che phủ thứ cấp được biết đến như là hoa cobalt trên các khoáng vật cobalt asenua. Các tinh thể kết tinh tốt hiếm gặp, với phần lớn khoáng vật biểu lộ trong các vỏ cứng hay các kết tập nhỏ dạng thận.

Erythrit được mô tả lần đầu tiên năm 1832 cho biểu hiện khoáng vật tại Grube Daniel, Schneeberg, Saxony,[3] và có tên gọi xuất phát từ tiếng Hy Lạp έρυθρος (erythros) – nghĩa là đỏ.[2] Theo dòng lịch sử, bản thân erythrit chưa từng là khoáng vật có tầm quan trọng kinh tế, nhưng những người thăm dò có thể sử dụng nó như là chỉ dẫn cho cobaltbạc tự nhiên đi kèm theo.

Erythrit xuất hiện như là một khoáng vật thứ cấp trong vùng oxit của các trầm tích chứa khoáng vật Co–NiAs. Nó thường đi kèm với cobaltit, skutterudit, symplesit, roselit-beta, scorodit, pharmacosiderit, adamit, morenosit, retgersitmalachit.[1]

Các khu vực đáng chú ý là Cobalt, Ontario; Schneeberg, Saxony, Đức; Joachimsthal, Cộng hòa Séc; Cornwall, Anh; Bou Azzer, Maroc; mỏ Blackbird, Lehmi; mỏ Sara Alicia, gần Alamos, Sonora, Mexico; núi Cobalt, Queensland và mỏ đồng Dome Rock, Mingary, Nam Úc.[1]

Các biến thể khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Biến thể chứa niken là annabergit xuất hiện như là hoa niken màu lục nhạt trên các khoáng vật niken asenua. Ngoài ra, sắt, magiekẽm cũng có thể thay thế một phần cobalt, tạo ra các khoáng vật khác như parasymplesit (Fe), hörnesit (Mg) và kottigit (Zn).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dana's Manual of Mineralogy ISBN 0-471-03288-3
  • Manual of Mineral Science, ấn bản lần 22. Chủ biên C. Klein. ISBN 0-471-25177-1
  • Faye, G H; Nickel, E H (1968). “The origin of pleochroism in erythrite” (PDF). The Canadian Mineralogist. 9: 492–504.