Giải quần vợt Roland-Garros

Internationaux de France de Tennis, Roland-Garros
Trang mạng chính thức
Thành lập1891; 133 năm trước
Số mùa giải126 (2022)
Vị tríParis (XVIe)
Pháp
Địa điểmTennis Club de Paris, tại Auteuil (một số năm 1895–1908)
Île de Puteaux (một số năm 1891–1908)
Racing Club de France (một số năm từ 1891 tới 1908 và tất cả các năm 1910–1924, 1926)
Société Athlétique de la Villa Primrose, Bordeaux (1909)
Stade Français (1925, 1927)
Stade Roland Garros (1928–nay)
Mặt sânCát – Île de Puteaux
Đất nện – Tất cả các sân khác (Ngoài trời)
Tiền thưởng34,367,215 EUR (2021)[1]
Nam
Số đấu thủ128S / 128Q / 64D
Đương kim vô địchDjokovic (đơn nam)
Kevin Krawietz
Andreas Mies (đôi nam)
Vô địch đơn nhiều nhấtRafael Nadal (14)
Vô địch đôi nhiều nhấtRoy Emerson (6)
Nữ
Số đấu thủ128S / 96Q / 64D
Đương kim vô địchAshleigh Barty (đơn nữ)
Tímea Babos
Kristina Mladenovic (đôi nữ)
Vô địch đơn nhiều nhấtChris Evert (7)
Vô địch đôi nhiều nhấtMartina Navratilova (7)
Đôi nam nữ
Số đấu thủ32
Đương kim vô địchLatisha Chan
Ivan Dodig
Vô địch nhiều nhất (nam)Ken Fletcher /
Jean-Claude Barclay (3)
Vô địch nhiều nhất (nữ)Margaret Smith Court (4)
Grand Slam
Giải đấu gần đây nhất
Pháp Mở rộng 2021

Giải quần vợt Roland-Garros (tiếng Pháp: Tournoi de Roland-Garros), hay còn gọi là Giải quần vợt Pháp Mở rộng, là 1 trong 4 giải Grand Slam quần vợt trong năm. Đây là giải Grand Slam thứ 2 trong năm, thường diễn ra vào khoảng thời gian nửa cuối tháng 5 và đầu tháng 6 tại Paris, Pháp. Giải đấu được đặt theo tên của anh hùng phi công người Pháp - Roland Garros. Đây là giải đấu trên mặt sân đất nện lớn nhất thế giới.[2] Giống như tại Australian Open hay Wimbledon luật thi đấu tại Roland Garros theo thể thức 5 set thắng 3 (đối với nội dung đơn nam) và theo thể thức 3 set thắng 2 (đối với nội dung đơn nữ), không có loạt tie-break ở hiệp cuối cùng (trừ Mỹ Mở rộng), ngoài ra còn có nội dung đánh đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ phối hợp. Roland-Garros được coi là giải đấu đòi hỏi nền tảng thể lực khắc nghiệt nhất.[3][4]

Đương kim vô địch hiện tại là Djokovic (năm 2023).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu lần đầu tiên được khởi tranh vào năm 1891. Tại thời điểm đó, giải có tên gọi Championat de France International de Tennis (Giải vô địch quần vợt quốc tế Pháp). Trong những năm đầu tiên, chỉ các tay vợt nam người Pháp, hoặc người nước ngoài có thẻ hội viên trong một câu lạc bộ quần vợt Pháp mới được quyền tham gia giải. Phải đến năm 1897, giải đấu dành cho nữ mới được tổ chức và mãi đến năm 1924 ban tổ chức mới cho phép mọi tay vợt nước ngoài đến tranh tài.

Năm 1927, Bộ tứ huyền thoại, 4 chàng Ngự lâm pháo thủ hay Bộ tứ Philadelphia (René Lacoste, Jean Borotra, Henri Cochet, và Jacques Brugnon) chấn động làng bóng nỉ toàn cầu khi giành chức vô địch Cúp Davis năm 1927 ngay trên đất Mỹ, sau khi đánh bại đội tuyển Hoa Kỳ. Đội tuyển Pháp giành quyền tổ chức trận bảo vệ chức vô địch năm sau tại Paris.

Để chuẩn bị cho giải Cúp Davis năm 1928, các nhà lãnh đạo Pháp đã quyết định xây dựng một sân thi đấu quần vợt tại Porte d'Auteuil, sau khi CLB Stade de France đã tặng chính quyền 3 hectare để xây dựng sân vận động mới với một điều kiện duy nhất: Sân sẽ mang tên anh hùng không quân Pháp trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Roland Garros, một thành viên của câu lạc bộ. Từ đó giải còn mang tên gọi Roland Garros.

Năm 1968, Roland Garros là giải Grand Slam đầu tiên chuyển thành giải "open," (mở rộng), cho phép tất cả các tay vợt nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp tham gia thi đấu.

Bắt đầu từ năm 2006, ngày thi đấu khai mạc giải là ngày Chủ nhật.

Thêm vào đó, trước ngày khai mạc một ngày, một số tay vợt sẽ tham gia thi đấu biểu diễn ở ngày Benny Berthet, lợi nhuận từ việc bán vé của ngày Benny Berthet sẽ được trao cho các tổ chức từ thiện.

Đặc điểm mặt sân

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên mặt sân đất nện, bóng đi chậm hơn và nảy rất cao khiến các tay vợt có lối chơi giao bóng mạnh và lên lưới mất đi lợi thế, vì vậy lối chơi tại Roland-Garros thích hợp với những tay vợt thích đánh từ cuối sân mà không hay lên lưới. Do đó có không ít các tay vợt huyền thoại như các cựu số 1 thế giới John McEnroe, Pete Sampras chưa từng 1 lần giành ngôi quán quân tại đây. Ngay cả Novak Djokovic mới chỉ vô địch 2 lần (2016 và 2021) hay Roger Federer cũng chỉ từng vô địch 1 lần (2009), trong khi họ có thể vô địch ít nhất 3 lần tại 3 giải Grand Slam còn lại. Ngược lại, có khá nhiều các tay vợt giành chức vô địch ở Roland-Garros nhưng không thể chiến thắng tại các giải Grand Slam khác.

Sân Suzanne Lenglen tại Roland Garros

Mở rộng hay di dời vị trí

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2004-2008, người ta đã có những kế hoạch xây dựng một sân quần vợt có mái che nhưng sau đó không có gì được thực hiện.[5][6][7]

Đã có những đề xuất mở rộng cơ sở hoặc di chuyển giải đấu đến một địa điểm mới ở vùng ngoại ô thành phố Paris. Sau nhiều tranh cãi, đến năm 2011, Liên đoàn quần vợt Pháp quyết định Roland Garros vẫn tiếp tục được tổ chức tại thủ đô Paris chứ không chuyển tới các vùng ngoại ô. Roland Garros sẽ xây thêm một sân vận động mới và mở rộng thêm các sân vận động hiện tại.

Ngày 9 tháng 6 năm 2015, Thị trưởng Paris - Anne Hidalgo tuyên bố các giấy phép xây dựng đã được ký kết.[8] Công việc dự kiến bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào năm 2019. Tuy nhiên có nhiều người vẫn không ủng hộ phương án này.

Bắt đầu từ năm 2020, giải đấu chính thức có hệ thống sân mái che và đèn chiếu sáng.

Thống kê kỷ lục

[sửa | sửa mã nguồn]
Kỷ lục Thời Open Tay vợt Số lần Năm
Giải nam diễn ra từ năm 1925
Vô địch đơn nam nhiều lần nhất Trước 1968: Pháp Henri Cochet 4 1926, 1928, 1930, 1932
Sau 1968: Tây Ban Nha Rafael Nadal 14 2005, 2006, 2007, 2008, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2017, 2018, 2019, 2020, 2022
Vô địch đơn nam liên tục nhiều lần nhất Trước 1968: Hoa Kỳ Frank Parker

Ai Cập Jaroslav Drobný

Hoa Kỳ Tony Trabert

Ý Nicola Pietrangeli
2 1948, 1949

1951, 1952

1954, 1955

1959, 1960
Sau 1968: Tây Ban Nha Rafael Nadal 5 2010, 2011, 2012, 2013, 2014
Vô địch đôi nam nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Roy Emerson 6 1960, 1962 với Neale Fraser
1961 với Rod Laver
1963 với Manuel Santana
1964 với Ken Fletcher
1965 với Fred Stolle
Sau 1968: Hà Lan Paul Haarhuis 3 1995, 1998 với Jacco Eltingh
2002 với Yevgeny Kafelnikov
Nga Yevgeny Kafelnikov 3 1996-97 với Daniel Vacek
2002 với Paul Haarhuis
Vô địch đôi nam liên tục nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Roy Emerson 6 1960-65
Sau 1968: Hoa Kỳ Gene Mayer

Nga Yevgeny Kafelnikov
Cộng hòa Séc Daniel Vacek

Thụy Điển Jonas Björkman
Belarus Max Mirnyi
2 1978 với Hank Pfister, 1979 với Sandy Mayer


1996-97


2005-06
Vô địch đôi nam nữ phối hợp nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Ken Fletcher 3 1963-65 (với Margaret Smith Court)
Sau 1968: Pháp Jean Claude Barclay 4 1968, 1971, 1973 với Françoise Durr
Đoạt nhiều chức vô địch nhất (Tổng số chức vô địch: đơn, đôi, đôi nam nữ phối hợp) Trước 1968: Pháp Henri Cochet 9 1926-1932 (4 đơn, 3 đôi, 2 đôi nam nữ phối hợp)
Sau 1968: Thụy Điển Björn Borg 6 1974-81 (6 đơn)
Giải nữ bắt đầu từ năm 1925
Vô địch đơn nữ nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Margaret Smith Court 5 1962, 1964, 1969-70, 1972
Sau 1968: Hoa Kỳ Chris Evert Lloyd 7 1974-75, 1979-80, 1983, 1985-86
Đức Steffi Graf 6 1987-88, 1993, 1995-96, 1999
Vô địch đôi nữ liên tiếp nhiều lần nhất Trước 1968: Hoa Kỳ Helen Wills Moody

Đức Hilde Krahwinkel Sperling
3 1928-30

1936-37
Sau 1968: Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư/Hoa Kỳ Monica Seles

Bỉ Justine Henin
3 1990-92

2005-07
Vô địch đôi nữ nhiều lần nhất Trước 1968: Pháp Simone Mathieu 6 1933-34 với Elizabeth Ryan
1936-38 với Billie Yorke
1939 với Jadwiga Jedrzejowska
Sau 1968: Cộng hòa Séc/Hoa Kỳ Martina Navrátilová



Belarus Natasha Zvereva


Hoa Kỳ Gigi Fernández
6 1982 với Anne Smith
1984-85, 1987-88 với Pam Shriver
1986 với Andrea Temesvari

1989 với Larisa Savchenko
1992-95, 1997 với Gigi Fernández

1991 với Jana Novotna
Vô địch đôi nữ liên tiếp nhiều lần nhất Trước 1968: Pháp Françoise Durr 5 1967-71
Sau 1968: Cộng hòa Séc/Hoa Kỳ Martina Navrátilová

Hoa Kỳ Gigi Fernández
5 1984-88

1991-95
Vô địch đôi nam nữ phối hợp nhiều lần nhất Trước 1968: Úc Margaret Smith Court 4 1963-65 với Ken Fletcher
1969 với Marty Riessen
Sau 1968: Pháp Françoise Durr 3 1968, 1971, 1973 với Jean Claude Barclay
Đoạt nhiều chức vô địch nhất (Tổng số vô địch: đơn, đôi, đôi nam nữ phối hợp) Trước 1968: Úc Margaret Smith Court 13 1962-1973 (5 đơn, 4 đôi, 4 đôi nam nữ phối hợp)
Sau 1968: Cộng hòa Séc/Hoa Kỳ Martina Navrátilová
Tây Ban Nha Rafael Nadal
13 1974-88 (2 đơn, 6 đôi, 2 đôi nam nữ phối hợp)

2005, 2006, 2007, 2008, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2017, 2018, 2019,2020 (đơn nam)

Các kỷ lục khác
Vô địch trẻ nhất Nam: Hoa Kỳ Michael Chang 17 tuổi 3 tháng
Nữ: Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư/Hoa Kỳ Monica Seles 16 tuổi 6 tháng
Vô địch mà không phải là hạt giống Nam: Pháp Marcel Bernard

Thụy Điển Mats Wilander

Brasil Gustavo Kuerten

Argentina Gastón Gaudio
1946

1982

1997

2004
Nữ: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Margaret Scriven 1933

Tiền thưởng và điểm thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2007, lần đầu tiên trong lịch sử, tiền thưởng dành cho các tay vợt nam và nữ bằng nhau.[9]

Năm 2021, tổng số tiền thưởng cho các vận động viên là 34,367,215.

Tiền thưởng năm 2021
Nội dung Vô địch Á quân Bán kết Tứ kết Vòng 4 Vòng 3 Vòng 2 Vòng 1
Đánh đơn Điểm (Nam/Nữ) 2000 1200 / 1300 720 / 780 360 / 430 180 / 240 90 / 130 45 / 70 10/10
Tiền thưởng €1,400,000 €750,000 €375,000 €255,000 €170,000 €113,000 €84,000 €60,000
Đánh đôi Điểm (Nam/Nữ) 2000 1200 / 1300 720 / 780 360 / 430 180 / 240 90 / 130
Tiền thưởng* €244,295 €144,074 €84,749 €49,853 €29,325 €17,250 €11,500
Đánh đôi
hỗn hợp
Điểm
Tiền thưởng* €122,000 €61,000 €31,000 €17,500 €10,000

*dành cho 2 người

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “French Open 2021 Prize Money”. Perfect Tennis. ngày 20 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ Clarey, Christopher (ngày 30 tháng 6 năm 2001). “Change Seems Essential to Escape Extinction: Wimbledon: World's Most Loved Dinosaur”. International Herald Tribune. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2007.
  3. ^ Clarey, Christopher (ngày 26 tháng 5 năm 2006). “In a year of change at Roland Garros, the winners may stay the same”. International Herald Tribune. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2007.
  4. ^ “French Open – Countdown: Borg's view on RG”. Eurosport. ngày 22 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2008.
  5. ^ “Roland Garros set for roof”. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2015.
  6. ^ “French Open Adds Day; Clay Stays the Same”. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2015.
  7. ^ “Only 13 matches completed before rain halts play”. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2015.
  8. ^ “Roland Garros Revamp Gets Green Light”. NDTVSports.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 26 tháng 9 năm 2015.
  9. ^ “Roland Garros Awards Equal Pay”. WTA Tour. ngày 16 tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2007.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]