Giải Cánh diều 2015

Giải Cánh Diều 2015
Giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt Nam
← Giải Cánh diều 2014
(2015) 
·
Lần thứ 14 (2016) · Giải Cánh diều 2016
(2017) →
Địa điểmHà Nội, Việt Nam
Thành lập2002
Sáng lậpHội điện ảnh Việt Nam
Đạo diễnTrịnh Lê Văn
Số phim tham gia143
Ngày tổ chức20 tháng 4 năm 2016
Ngôn ngữTiếng Việt
 Cổng thông tin Điện ảnh

Giải Cánh Diều 2015 là lần thứ 14 giải Cánh Diều được tổ chức; lễ trao giải diễn ra tối 20 tháng 4 năm 2016 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, được đạo diễn bởi Trịnh Lê Văn.[1]

Đây là lần đầu tiên Giải Cánh diều có 3 bộ phim nhận giải Bạc hạng mục phim truyện điện ảnh. Giải thưởng năm này có thêm đề cử cho Nam diễn viên phụ và nữ diễn viên phụ xuất sắc.[2] Tiêu chí của Giải lần này là "Đề cao các tác phẩm điện ảnh, truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong thể hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn và đạt hiệu quả xã hội tích cực".[3]

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban giám khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Trưởng ban giám khảo các hạng mục gồm Phim truyện điện ảnh đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh cùng các thành viên như Phạm Nhuệ Giang, đạo diễn Lê Lâm, diễn viên Mai Thu Huyền... Các trưởng ban giám khảo hạng mục phim truyền là hình đạo diễn Vũ Xuân Hưng, phim tài liệu - khoa học là đạo diễn Lê Hồng Chương, công trình nghiên cứu, lý luận phê bình là PGS-TS Trần Thanh Hiệp và hạnh mục phim ngắn NSƯT Phan Thị Bích Hà.

Hãng phim truyện Đài Truyền hình Việt Nam chiến thắng nhiều giải thưởng của hạng mục phim truyền hình, nên để tránh các tranh cãi về sau, ban tổ chức Giải Cánh diều đã loại bỏ giám đốc của Hãng là đạo diễn Đỗ Thanh Hải khỏi ban giám khảo.[2]

Sự kiện liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

18 bộ phim truyện điện ảnh tham gia tranh giải Cánh diều 2015 được trình chiếu miễn phí tại 4 địa điểm ở Hà Nội bắt đầu từ ngày 13 đến 17 tháng 4 năm 2006. Có khoảng 100 - 200 vé mời miễn phí được phát trong mỗi suất chiếu.[4]

Đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Buổi lễ trao giải thay vì tổ chức vào ngày 15 tháng 3 như hằng năm thì lần này được lui về ngày 20 tháng 4, thời hạn đăng ký đề cử cũng được kéo dài hơn, từ đầu tháng 1 đến 20 tháng 2 năm 2016.[5][6] Công việc chấm điểm diễn ra trong tháng 3 năm 2016.[7]

Trong 143 phim và 6 công trình nghiên cứu của hơn 50 hãng sản xuất tranh giải tại Cánh diều 2015,[8][9] hạng mục phim truyền hình có 16 phim dài tập, 8 phim ngắn tập; phim hoạt hình có 14 phim; 37 phim tài liệu, 12 phim khoa học và hạng mục phim ngắn có 33 phim.[7] Phim truyện điện ảnh có 18 phim trong tổng số 37 phim được sản xuất trong năm 2015.[5]

Với mục đích bảo vệ phim Việt, Ban tổ chức của Cánh diều không cấp nhận những bộ phim được làm lại của nước ngoài. Vì thế, ngay từ cuối tháng 1 năm 2006, một cái tên khá nổi bật đã không có tên trong danh sách đề cử là Em là bà nội của anh.[8][5]

Hạng mục Phim truyện điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Tựa đề Đạo diễn Sản xuất Chú thích
Trên đỉnh bình yên NSƯT Nguyễn Hữu Mười Hãng phim truyện 1 [10][11][8]
Cuộc đời của Yến Đinh Tuấn Vũ Công ty TNHH MTV Hãng phim Truyện Việt Nam
Nhà tiên tri NSƯT Vương Đức Công ty TNHH MTV Hãng phim Truyện Việt Nam
Mỹ nhân Đặng Thái Thụy Công ty TNHH MTV Phim Giải Phóng
Người trở về Đặng Thái Huyền Điện ảnh Quân đội nhân dân
Đường xuyên rừng Nguyễn Xuân Cường Công ty TNHH MTV Phim Giải Phóng
Ngày nảy ngày nay Cường Ngô VAA Productions và Công ty TNHH Bình Hạnh Đan
Bộ ba rắc rối Võ Tấn Bình Công ty TNHH Hãng phim Chánh Phương
49 ngày Đoàn Nhất Trung Công ty CP Giải trí Thông tin ngày mới
Quyên Nguyễn Phan Quang Bình Hãng phim Việt
Trót yêu Châu Thổ - Việt Trinh Công ty CP Điện ảnh và Công nghệ giải trí SenaFilm
Siêu trộm Hàm Trần Hãng phim Việt
Trúng số Dustin Nguyễn Công ty TNHH Vùng trời mơ ước
Bảo mẫu siêu quậy Lê Bảo Trung Công ty CP Giải trí Lê Bảo Trung
Cầu vồng không sắc Nguyễn Quang Tuyến Công ty TNHH Công nghệ và truyền thông LEO
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Victor Vũ Cục Điện ảnh và Công ty CP Truyền thông và Giải trí Galaxy
Gái già lắm chiêu Nam Cito - Bảo Nhân Công ty TNHH CITO Nam Anh
Ám ảnh Bảo Nguyễn Công ty Liên Á O.C.E.T
Nữ diễn viên phụ xuất sắc
Diễn viên Tác phẩm Chú thích
Trương Quỳnh Anh Bảo mẫu siêu quậy [12]
Hạnh Thúy Trên đỉnh bình yên
Kim Hiền Mỹ nhân

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tri ân / tôn vinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải Cánh diều 2015 có phần tôn vinh cống hiến của nhà biên kịch Hoàng Tích ChỉNhà giáo Nhân dân Lê Đăng Thực với nền điện ảnh Việt Nam.[13]

Phim điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải Phim Đạo diễn Chú thích
Cánh diều Vàng Trúng số Dustin Nguyễn [14][9]
Cánh diều Bạc Người trở về Đặng Thái Huyền [15][9]
Cánh diều Bạc Cuộc đời của Yến Đinh Tuấn Vũ
Cánh diều Bạc Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Victor Vũ
Bằng khen Quyên Nguyễn Phan Quang Bình [15][9]
Cầu vồng không sắc Nguyễn Quang Tuyến
Bảo mẫu siêu quậy Lê Bảo Trung
Giải dành cho cá nhân
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Nam diễn viên chính Nguyễn Thanh Tú Cầu vồng không sắc [14][9]
Nữ diễn viên chính Ninh Dương Lan Ngọc Trúng số
Nam diễn viên phụ Không trao giải
Nữ diễn viên phụ Kim Hiền Mỹ nhân
Diễn viên triển vọng Bùi Trọng Khang Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ Cuộc đời của Yến [9]
Biên kịch Nguyễn Manh Tuấn Trúng số
Âm nhạc Lê Cát Trọng Lý Cuộc đời của Yến [14][9]
Âm thanh Trần Mạnh Hoàn Cầu vồng không sắc
Quay phim K'Linh Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Thiết kế mĩ thuật Phạm Quốc Trung Nhà tiên tri

Phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải Phim Đạo diễn Sản xuất Người trao giải Chú thích
Cánh diều Vàng Tuổi thanh xuân Nguyễn Khải Anh, Bùi Tiến Huy, Myung Hyun Woo VFC [14][9]
Cánh diều Bạc Khi đàn chim trở về Nguyễn Danh Dũng
Cánh diều Bạc Biệt thự Pansee Châu Thổ, Minh Trương Senafilm [15][9]
Bằng khen Không có gì và không một ai Trần Mỹ Hà TFS
Mưa bóng mây Trọng Trinh VFC
Mặn hơn muối Nhâm Minh Hiền M&T Pictures
Giải dành cho cá nhân
Giải thưởng Nhận giải Phim Công bố kết quả Người trao giải Chú thích
Nữ diễn viên chính Nhã Phương Tuổi thanh xuân [14][15]
Nam diễn viên chính Việt Anh Khi đàn chim trở về
Quang Tuấn Khúc hát mặt trời
Nữ diễn viên phụ Kim Tuyến Tuổi thanh xuân NSƯT đạo diễn Nguyễn Đức Việt, diễn viên Cao Mỹ Kim [12]
Nam diễn viên phụ Trọng Trinh Mưa bóng mây
Đạo diễn Nguyễn Danh Dũng Khi đàn chim trở về Đỗ Thanh Hải [12]
Biên kịch Châu Thổ Biệt thự Pansee

Phim tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải Phim Đạo diễn Sản xuất Công bố kết quả Chú thích
Cánh diều Vàng Mẹ ơi con đã về Lương Minh Đức VTC Đạo diễn Lê Hồng Chương và diễn viên Mỹ Uyên [14]
Cánh diều Bạc Nhật ký của ba Hoàng Hà Lê Hãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương [9]
Cánh diều Bạc Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao giờ Lâm Thành Quý HTV
Cánh diều Bạc Khát vọng người Phạm Huyên Điện ảnh Quân đội nhân dân
Bằng khen Lộc nước Trần Tuấn Hiệp Hãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương
Những người phụ nữ “nhỏ bé” Hà Hương Điện ảnh Công an nhân dân
Vượt cạn giữa trùng khơi Võ Anh Cẩn TFS
Đạo diễn Lương Minh Đức Mẹ ơi con đã về VTC [14]

Phim ngắn

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải Phim Đạo diễn Công bố kết quả Chú thích
Cánh diều Vàng Cách hát Lã Tùng Lâm Đạo diễn - NSND Nguyễn Thanh Vân và NSƯT Kim Oanh [14]
Cánh diều Vàng Dành tặng ông Điều Nguyễn Hiền Anh
Cánh diều Bạc Hai thế giới Mai Hoàng [9]
Khuyến khích Chiều muộn Nguyễn Hồng Bách
Sự thật tiểu thuyết thế kỷ Mai Hoàng
Bệnh nhân Phạm Thanh Bình
Uyên Nguyễn Hoài Nam

Phim khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải Phim Đạo diễn Công bố kết quả Sản xuất Chú thích
Cánh diều Vàng Dấu tích Sa Huỳnh Phùng Ngọc Tú Đạo diễn Lê Hồng Chương và diễn viên Mỹ Uyên Hãng tài liệu tài liệu khoa học Trung ương [14]
Cánh diều Bạc Vận động hoàn hảo Vũ Hoài Nam VTV
Bằng khen Muốn về nhà Hoàng Dũng [9]
Ứng xử của người Dao với biến đổi khí hậu Tạ Quốc Lâm, Nguyễn Phan Hoài Anh
Đạo diễn Vũ Hoài Nam Vận động hoàn hảo [14]

Hoạt hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải Phim Đạo diễn Sản xuất Chú thích
Cánh diều Vàng Mèo trắng và mèo mun Phạm Ngọc Tuấn Hãng phim Hoạt hình Việt Nam [14]
Cánh diều Bạc Một lần đào ngũ Trịnh Tùng Lâm [9]
Cánh diều Bạc Bình yên ở trên lưng Trần Xuân Du
Bằng khen Bãi cát vàng Đào Minh Uyển
Kim Đồng Phùng Văn Hà
Đạo diễn Phạm Ngọc Tuấn Mèo trắng và mèo mun [14]

Công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình

[sửa | sửa mã nguồn]

Công bố kết quả: Tiến sĩ Trần Thanh Hiệp và nghệ sĩ Chiều Xuân[12]

Có hai giải Cánh diều Vàng:[15]

  • Công trình nghiên cứu - lý luận: Nghệ thuật tạo hình trong sáng tác điện ảnh – Đỗ Lệnh Hồng Tú[14]
  • Tập tiểu luận: Đời sống nghệ thuật – PGS.TS Trần Luân Kim[14]

Hai bằng khen:

  • Chuyên luận “Người diễn không chuyên trong phim truyện”; Tác giả: NGND. Lê Đăng Thực, Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành.
  • Sách chuyên khảo “Những cống hiến làm nên lịch sử nghệ thuật điện ảnh thế giới thời phim câm”; Tác giả: PGS.TS.NSƯT Trần Duy Hinh, Nxb Hội nhà văn ấn hành.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngọc An (19 tháng 4 năm 2016). “Trao giải thưởng điện ảnh Cánh diều 2015”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ a b Hiền Hòa (22 tháng 4 năm 2016). “Giải Cánh diều 2015: Sự khó hiểu của Cánh diều bạc”. BÁO ĐỒNG NAI ĐIỆN TỬ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  3. ^ Bạch Linh (11 tháng 4 năm 2016). “Cánh diều vàng 2015: 'Hoa vàng cỏ xanh' không có đối thủ”. Báo Pháp Luật. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ Ngọc An (9 tháng 4 năm 2016). “Miễn phí xem 18 bộ phim tranh giải Cánh diều”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  5. ^ a b c Ngọc Diệp (báo Thể thao văn hóa) (29 tháng 1 năm 2016). 'Em là bà nội của anh' bị Cánh diều 2016 từ chối”. Báo Điện tử VTV. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2023.
  6. ^ CV. “Lùi thời gian trao giải Cánh diều 2015”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  7. ^ a b P.V (19 tháng 4 năm 2016). “20h, 20/4: THTT lễ trao giải Cánh diều 2015”. Báo Điện tử VTV. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2023.
  8. ^ a b c P.V (20 tháng 4 năm 2016). “Cánh diều 2015: 'Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh' sẽ ẵm giải?”. Báo Điện tử VTV. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2023.
  9. ^ a b c d e f g h i j k l m Nguyên Hà (21 tháng 4 năm 2016). “Lễ trao giải Cánh diều 2015”. Báo Tổ Quốc. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2023.
  10. ^ Ngọc An (9 tháng 4 năm 2016). “Miễn phí xem 18 bộ phim tranh giải Cánh diều”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  11. ^ Ngọc An (31 tháng 3 năm 2016). “Phim Em là bà nội của anh không được tranh giải Cánh diều”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  12. ^ a b c d H.T (20 tháng 4 năm 2016). “Trao giải Cánh diều 2015: Phim 'Trúng số' lập hattrick, 'Tuổi thanh xuân' giành cú đúp”. Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  13. ^ Báo Nhân Dân (21 tháng 4 năm 2016). “Công bố và trao Giải thưởng điện ảnh Cánh diều 2015”. Báo Thái Bình. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  14. ^ a b c d e f g h i j k l m n A (20 tháng 4 năm 2016). “Cánh diều 2015: VTV giành 3 giải cánh diều vàng, 2 cánh diều bạc”. Báo Điện tử VTV. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2023.
  15. ^ a b c d e Linh Nhi (21 tháng 4 năm 2016). “Vinh danh nhiều 'Cánh diều Vàng' năm 2015”. Báo Chính Phủ. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2023.