Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ ASEAN

Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ ASEAN
Tập tin:ASEAN Club Championship logo.png
Cơ quan tổ chứcAFF
Thành lập2003; 21 năm trước (2003)
Khu vựcĐông Nam Á
Số đội12
Đội vô địch
hiện tại
Singapore Tampines Rovers (lần thứ 1)
Câu lạc bộ
thành công nhất
Ấn Độ East Bengal
Singapore Tampines Rovers
(mỗi đội 1 lần)
Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ ASEAN 2024–25

Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Club Championship, viết tắt là ACC), còn được gọi là Shopee Cup vì lý do tài trợ,[1] là giải đấu bóng đá dành cho các câu lạc bộ vô địch trong nước tại các quốc gia Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá ASEAN (AFF) tổ chức.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch các câu lạc bộ ASEAN ban đầu được tổ chức hai năm một lần, và đã tổ chức được hai lần vào các năm 20032005.[2] Mùa giải đầu tiên được tài trợ bởi LG Electronics nên giải đấu lúc đó còn được gọi là LG Cup. [3] Tuy nhiên, giải đã không thu hút được sự chú ý do thiếu tài trợ và xung đột với lịch thi đấu chính của Liên đoàn bóng đá châu Á. Các kế hoạch nhằm hồi sinh giải đấu đã bắt đầu từ năm 2012.[4]

Giải đấu dự định trở lại vào năm 2020[5] nhưng đã bị hoãn lại đến năm 2021 do đại dịch COVID-19. Sau đó giải tiếp tục bị hoãn lại đến năm 2022 và cuối cùng bị hủy bỏ.[6][7]

Tháng 10 năm 2022, vấn đề về việc tổ chức giải đấu một lần nũa được đặt ra trong cuộc họp trực tuyến của Ban thi đấu AFF, trong đó giải sẽ được thi đấu vắt qua hai năm từ mùa giải 2023–24 (bắt đầu vào tháng 9 năm 2023 và kết thúc vào tháng 5 năm 2024),[8] nhưng kế hoạch này lại không thể thực hiện được vì trùng lịch diễn ra vòng loại thứ nhất của World Cup 2026 khu vực châu ÁAsian Cup 2023 (giải đấu vừa được dời sang đầu năm 2024 so với lịch dự kiến vào giữa năm 2023). Đến tháng 4 năm 2024, giải đấu mới thực sự được khôi phục cho mùa giải 2024–25 với nhà tài trợ chính mới Shopee, tên giải đấu cũng được gọi là "Shopee Cup". AFF đã chính thức công bố tái khởi động giải đấu tại khách sạn Raffles vào ngày 4 tháng 4 năm 2024.[1]

Thể thức giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể thức của Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ ASEAN cũng giống như của AFC Cup, mỗi liên đoàn bóng đá quốc gia thành viên ở Đông Nam Á được cử các đại diện là các câu lạc bộ vô địch giải quốc nội. Thể thức hiện tại bao gồm 12 đội bóng chia thành hai bảng 6 đội, ở mỗi bảng các đội thi đấu với nhau theo thể thức vòng tròn tính điểm. Đội nhất và nhì mỗi bảng vào vòng đấu loại trực tiếp, nơi các trận đấu sẽ diễn ra theo hai lượt trận trên sân nhà và sân khách cho đến trận đấu cuối cùng.

Các liên đoàn bóng đá quốc gia tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Các câu lạc bộ từ 12 hiệp hội thành viên của AFF sau đây có quyền tham gia vào giải đấu. Theo thể thức được phê duyệt cho mùa giải 2023–24 và được áp dụng chính thức từ mùa giải 2024–25, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia có hai đại diện cho mỗi quốc gia; Philippines và Singapore mỗi quốc gia có một đại diện. Bốn quốc gia khác gồm Brunei, Campuchia, Lào và Myanmar sẽ chọn ra mỗi nước một câu lạc bộ tham gia vòng play-off để tranh hai suất còn lại vào vòng đấu bảng. Đông Timor và Úc không có đại diện nào.[9]

Các quốc gia được mời

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa giải Chủ nhà Chung kết Tranh hạng ba
Vô địch Tỷ số Á quân Hạng ba Tỷ số Hạng tư
2003
Chi tiết
 Indonesia Ấn Độ
Kingfisher East Bengal
3–1 Thái Lan
BEC Tero Sasana
Indonesia
Petrokimia Putra
3–0 Malaysia
Perak
2005
Chi tiết
 Brunei Singapore
Tampines Rovers
4–2 Malaysia
Pahang
Việt Nam
Hoàng Anh Gia Lai
Đồng hạng ba Brunei
Brunei DPMM
2022
Chi tiết
Hủy bỏ
2024–25
Chi tiết
Nhiều địa điểm Không có

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích theo câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
# Câu lạc bộ Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư
1 Ấn Độ Kingfisher East Bengal FC 1 0 0 0
Singapore Tampines Rovers FC 1 0 0 0
3 Thái Lan BEC Tero Sasana 0 1 0 0
Malaysia Pahang FA 0 1 0 0
5 Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai 0 0 1 0
Indonesia Petrokimia Putra FC 0 0 1 0
7 Brunei Brunei DPMM 0 0 0 1
Malaysia Perak FA 0 0 0 1

Thành tích theo quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Số Quốc gia Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư
1 Ấn Độ Ấn Độ 1 0 0 0
Singapore Singapore 1 0 0 0
3 Malaysia Malaysia 0 1 0 1
4 Thái Lan Thái Lan 0 1 0 0
5 Việt Nam Việt Nam 0 0 1 0
Indonesia Indonesia 0 0 1 0
7 Brunei Brunei 0 0 0 1

Vua phá lưới

[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa giải Cầu thủ Câu lạc bộ Bàn thắng
2003 Ấn Độ Baichung Bhutia Ấn Độ Kingfisher East Bengal FC 8
2005 Cameroon Bernard Tchoutang Malaysia Pahang FA 7
Việt Nam Nguyễn Đình Việt Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai

Bảng xếp hạng tổng thể

[sửa | sửa mã nguồn]
Rank Club M Tr T H B BT BB HS Đ CK BK
1 Singapore Tampines Rovers 1 5 4 1 0 10 4 +6 13 1 1 1
2 Malaysia Pahang 1 5 4 0 1 18 4 +14 12 0 1 1
3 Thái Lan BEC Tero Sasana 1 5 4 0 1 10 5 +5 12 0 1 1
4 Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai 2 7 3 1 3 23 11 +12 10 0 0 1
5 Ấn Độ East Bengal 1 5 3 1 1 12 4 +8 10 1 1 1
6 Malaysia Perak 1 5 3 0 2 8 6 +2 9 0 0 1
7 Indonesia Petrokimia Putra 1 3 2 1 0 6 3 +3 7 0 0 1
8 Indonesia Persita Tangerang 1 3 2 0 1 8 4 +4 6 0 0 0
9 Brunei DPMM FC 2 6 1 2 3 6 10 –4 5 0 0 1
10 Myanmar Tài chính và Thuế vụ 1 3 1 0 2 4 5 –1 3 0 0 0
11 Đông Timor FC Zebra 1 3 1 0 2 4 22 –18 3 0 0 0
12 Singapore Quân đội SIngapore 1 3 0 1 2 4 7 –3 1 0 0 0
13 Thái Lan Thailand Tobacco Monopoly 1 3 0 1 2 4 7 –3 1 0 0 0
14 Campuchia Samart United 1 1 0 0 1 0 2 –2 0 0 0 0
15 Lào MCTPC 1 2 0 0 2 2 5 –3 0 0 0 0
16 Philippines Philippine Army 1 2 0 0 2 0 9 –9 0 0 0 0
17 Campuchia Nagacorp 1 2 0 0 2 1 11 –10 0 0 0 0

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Chia, Han Keong (4 tháng 4 năm 2024). “New ASEAN Club Championship launched with 14 top regional football clubs set to vie for annual honours”. Yahoo News. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ “AFF to launch ASEAN Club Championship in 2020 featuring top clubs from Southeast Asia”. Fox Sports Asia. 5 tháng 11 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ Krishnan, Raghu (3 tháng 8 năm 2003). “Corporate sponsorships made East Bengal champions”. The Economic Times. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ Noveanto, Eric (8 tháng 2 năm 2012). “South-East Asia nations to organise Asean Club Championship | Goal.com”. Goal. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2020.
  5. ^ McCullagh, Kevin (6 tháng 11 năm 2019). “Asean Club Championship to launch after getting AFC and Fifa backing”. SportBusiness. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  6. ^ “Cúp C1 Đông Nam Á dời sang năm 2022”. laodong.vn. 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ “Asean Club Championship postponed to next year”. The New Paper. 26 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020.
  8. ^ VietNamNet News. “Báo VietnamNet”.
  9. ^ “Việt Nam có 2 đại diện dự AFF Club Championship 2023”. laodong.vn. 4 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]