Giuse Maria Vũ Duy Nhất

Giám mục
 
Giuse Maria Vũ Duy Nhất
Giám mục chính tòa Giáo phận Bùi Chu
(1987–1999)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục chính tòa Giáo phận Bùi Chu
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Hà Nội
TòaGiáo phận Bùi Chu
Bổ nhiệmNgày 12 tháng 3 năm 1987
Hết nhiệmNgày 11 tháng 12 năm 1999
Tiền nhiệmĐa Minh Lê Hữu Cung
Kế nhiệmGiuse Hoàng Văn Tiệm
Giám mục Phó Giáo phận Bùi Chu
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Hà Nội
Giáo phậnGiáo phận Bùi Chu
Bổ nhiệmNgày 4 tháng 7 năm 1979
Hết nhiệmNgày 12 tháng 3 năm 1987
Tiền nhiệmTiên khởi
Đa Minh Maria Hồ Ngọc Cẩn
Phó Đại diện Tông Tòa Bùi Chu
Kế nhiệmTôma Aquinô Vũ Đình Hiệu
Truyền chức
Thụ phongNgày 27 tháng 11 năm 1960
Tấn phongNgày 8 tháng 8 năm 1979
Thông tin cá nhân
SinhNgày 15 tháng 11 năm 1911
Sa Châu, Bùi Chu, Việt Nam
Mất11 tháng 12, 1999(1999-12-11) (88 tuổi)
Nơi an tángNhà thờ chính tòa Bùi Chu
Khẩu hiệu"Lạy Cha, xin vâng ý Cha"
Cách xưng hô với
Giuse Maria Vũ Duy Nhất
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệu"Pater, fiat voluntas Tua"
TòaGiáo phận Bùi Chu

Giuse Maria Vũ Duy Nhất (1911 –1999) là một Giám mục của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.[1] Ông nguyên là Giám mục chính tòa của Giáo phận Bùi Chu. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Lạy Cha, xin vâng ý Cha".[2]

Tu tập và linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Duy Nhất sinh ngày 15 tháng 11 năm 1911 tại giáo xứ Sa Châu, nay thuộc xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Bùi Chu.[3] Thuở nhỏ, ông theo học ở Tiểu chủng viện, lên Đại chủng viện đến năm thứ nhất ra làm thầy giảng và đi giúp xứ. Năm 1957, ông được gọi về Tòa giám mục và phục vụ chủng viện Mẫu Tâm, rồi học tiếp thần học.[4]

Sau quá trình tu học, ông được thụ phong linh mục vào ngày 27 tháng 11 năm 1960 tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu.[3] Trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 1976, ông đảm nhận vai trò linh mục chính xứ Giáo xứ Đồng Nghĩa.[5] Từ năm 1976, ông đảm trách vai trò linh mục Chính giáo phận.[4]

Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Này 4 tháng 7 năm 1979, Tòa Thánh thông báo sắc chỉ của Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Linh mục Giuse Vũ Duy Nhất làm Giám mục phó Bùi Chu với quyền kế vị. Ngày 8 tháng 8 năm 1979, lễ tấn phong Giám mục của Tân chức được tổ chức tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu, do Hồng y Giuse Trịnh Văn Căn chủ phong, Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình và Giám mục Đa Minh Lê Hữu Cung phụ phong.[3][6]

Ngày 12 tháng 3 năm 1987, kế vị chức Giám mục chính tòa Bùi Chu, khi đã 76 tuổi.[3] Ông 2 lần tham gia đoàn các giám mục Việt Nam sang Roma yết kiến Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào các năm 1990 và 1996.

Trong thời gian quản lý giáo phận, giám mục Vũ Duy Nhất canh tân cơ cấu tổ chức của giáo phận Bùi Chu, cho khai mởi các hoạt động tìm hiểu giáo lý Công giáo, hỗ trợ và tái thiết các hội đoàn Công giáo tại giáo phận. Ngoài ra, ông cũng chú trọng đến việc đào tạo các linh mục. Chính vì thế, từ năm 1989, Vũ Duy Nhất gửi các chủng sinh giáo phận đến học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội. Ngoài gửi các chủng sinh học tại Hà Nội, nhờ sự hỗ trợ của Đức ông Gioan Trần Văn Hiến Minh, giám mục Vũ Duy Nhất gửi các chủng sinh vào học tại đại chủng viện Đức Ái tại Thành phố Hồ Chí Minh, vốn là chủng viện ngoại trú liên giáo phận. Việc làm này được Tòa Thánh đồng thuận.[7]

Suốt gần ba thập niên từ lễ truyền chức linh mục lần cuối cùng vào ngày năm 1963, giáo dân Bùi Chu mới tham dự lễ truyền chức linh mục cho 6 ứng viên Giám mục Giuse Vũ Duy Nhất cử hành vào ngày 3 tháng 10 năm 1997.[8] Năm 1999, giám mục Giuse Vũ Duy Nhất đã truyền chức cho 20 linh mục cách bí mật.[7]

Giám mục Vũ Duy Nhất được nhận định là một người khiêm nhường. Bộ Loan Báo Tin Mừng của Tòa Thánh dành lời khen đến ông, nhận định ông là người khôn ngoan, trung thành với Mẹ Giáo Hội, qua chính những sứ vụ mà ngài đã lãnh nhận và thi hành.[9]

Giám mục Vũ Duy Nhất qua đời ngày 11 tháng 12 năm 1999 tại Bùi chu. Lễ an táng ông diễn ra ba ngày sau đó, ngày 14 tháng 12, do Hồng y - Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng – Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, chủ sự. Cùng đồng tế có 120 linh Mục và 8 giám mục. Tham dự tang lễ còn có các phái đoàn là các tu sĩ và giáo dân có 160 người từ miền Trung và 80 người từ miền Nam, trong đó có phái đoàn dòng Đa Minh do linh mục Giám Tỉnh Nguyễn Cao Luật dẫn đầu.[3]

Tông truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Giuse Maria Vũ Duy Nhất được tấn phong giám mục năm 1979, thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi:[6]

  1. ^ Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam (20 tháng 10 năm 2019). “Danh sách các Giám mục người Việt Nam”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 6 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ Lm. Nguyễn Ngọc Dũng, Nguyễn Văn Thơm. “Khẩu Hiệu Các Giám Mục Việt Nam (1933 - 2001)”. Simon Hòa Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 6 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ a b c d e “Tường thuật Thánh Lễ An Táng của Đức Cha Giuse Vũ Duy Nhất Nguyên Giám mục Giáo phận Bùi Chu”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 24 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 24 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ a b “Lược sử Giáo phận Bùi Chu”. Giáo xứ Giáo họ. Bản gốc lưu trữ Ngày 24 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 24 tháng 3 năm 2019.
  5. ^ “GIÁO XỨ ĐỒNG NGHĨA”. Giáo phận Bùi Chu. Bản gốc lưu trữ Ngày 24 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 24 tháng 3 năm 2019.
  6. ^ a b “Bishop Joseph-Marie Vû Duy Nhât † Bishop of Bùi Chu, Viet Nam”. Catholic Hierachy. Bản gốc lưu trữ Ngày 24 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 24 tháng 3 năm 2019.
  7. ^ a b “GIÁO PHẬN BÙI CHU”. Giáo phận Bùi Chu. Bản gốc lưu trữ Ngày 24 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 24 tháng 3 năm 2019.
  8. ^ “Tri ân các Đức Cố Giám Mục Bùi Chu”. Giáo phận Bùi Chu. Bản gốc lưu trữ Ngày 24 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 24 tháng 3 năm 2019.
  9. ^ “Lễ giỗ Đức Cha Giuse M. Vũ Duy Nhất”. Giáo phận Bùi Chu. Bản gốc lưu trữ Ngày 24 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 24 tháng 3 năm 2019.

Tóm tắt chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh hiệu Công giáo
Tiền nhiệm:
Tiên khởi
Giám mục phó Giáo phận Bùi Chu
1978–1987
Kế nhiệm:
Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu
Tiền nhiệm:
Đa Minh Lê Hữu Cung
Giám mục chính tòa Giáo phận Bùi Chu
1987–1999
Kế nhiệm:
Giuse Hoàng Văn Tiệm

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]