Hãn quốc Hòa Thạc Đặc

Hãn quốc Hòa Thạc Đặc
Tên bản ngữ
  • ᠬᠣᠱᠤᠳ
    ᠤᠯᠤᠰ

    Хошууд
    Khoshuud Ulus
1642–1717
Lãnh thổ Hãn quốc Hòa Thạc Đặc
Lãnh thổ Hãn quốc Hòa Thạc Đặc
Vị thếHãn quốc
Thủ đôLhasa
Ngôn ngữ thông dụngtiếng Mông Cổ, tiếng Tạng
Tôn giáo chính
Phật giáo Tây Tạng
Tông phái Gelug
Chính trị
Chính phủChế độ quân chủ
Hãn 
• 1642–1655
Cố Thủy Hãn
(đầu tiên)
• 1697–1717
Lạp Tạng Hãn
(cuối cùng)
Lịch sử 
• Thành lập
1642
• Giải thể
1717
Tiền thân
Kế tục
Tsangpa
Hãn quốc
Chuẩn Cát Nhĩ
Hiện nay là một phần của Trung Quốc
 Mông Cổ
 Ấn Độ


Lịch sử Tây Tạng
Cổ đại
Thời kỳ đồ đá mới
Tượng Hùng ~500 TCN–645
Thổ Phồn 618–842
Thời kỳ phân liệt 842–1253
Guge 1088–1630
Thời kỳ các giáo phái thống trị
Sakyapa 1253–1358
thuộc Nguyên 1271–1354
Phagmodrupa 1354–1618
Rinpungpa 1435–1565
Tsangpa 1565–1642
Hãn quốc Khoshut 1642–1717
Tây Tạng thuộc Thanh 1720–1912
Tây Tạng 1912–1951
Khu tự trị Tây Tạng 1965–nay

Hãn quốc Khoshut (chữ Mông Cổ: ᠬᠣᠱᠤᠳ
ᠤᠯᠤᠰ
, chữ Kirin: Хошууд, chữ Latinh: Khoshuud Ulus), hay Hãn quốc Hòa Thạc Đặc (chữ Hán: 和硕特汗国, bính âm: Héshuòtè hànguó) được thành lập tại cao nguyên Thanh-Tạng vào năm 1642 bởi Cố Thủy Hãn, thủ lĩnh tộc Hòa Thạc Đặc của người Vệ Lạp Đặc tại Mông Cổ. Tuy Hòa Thạc Đặc trên danh nghĩa là quân chủ của đất Tạng nhưng các Hãn chỉ đóng vai trò người bảo hộ cho sự cai trị của các thầy tu phái Gelug. Hãn quốc Hòa Thạc Đặc sụp đổ sau khi bị Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ đánh bại vào năm 1717.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Tạng vào cuối triều đại Phagmodrupa, tại Rinpungpa, Karma Tseten chuyên quyền, phái Kagyu của Phật giáo Tây Tạng ngày càng lớn mạnh, đối đầu với họ là phái Gelug. Sau khi lật đổ Phagmodrupa và lập nên triều đại Tsangpa, Karma Tseten đã kết liên minh với Khước Đồ Hãn, một quý tộc người Khách Nhĩ Khách tại Thanh Hải, và Lâm Đan Hãn của triều Bắc Nguyên nhằm tận diệt phái Gelug.

Năm 1634, Dalai Lama thứ 5Panchen Lama thứ 4 đã mời thủ lĩnh tộc Hòa Thạc Đặc tại Mông Cổ là Đồ Lỗ Bái Hổ tới Tạng. Năm 1641, Đồ Lỗ Bái Hổ phát binh tấn công và bao vây thủ phủ Xigazê của Tsangpa, ông đánh bại và giết được vua của Tsangpa vào năm 1642. Sau đó, Đồ Lỗ Bái Hổ tự mình đóng tại Xigazê rồi chia quân trấn thủ khắp đất Tạng, lập nên Hãn quốc Hòa Thạc Đặc. Lại sai tám người con trở lại Thanh Hải để hộ vệ Hãn quốc. Hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh sau đó phong tước cho ông là "Tuân Hành Văn Nghĩa Mẫn Tuệ Cố Thủy Hãn". Tuy nhiên, Cố Thủy Hãn hầu như không can dự vào chính trị của Hòa Thạc Đặc mà trao lại quyền hành cho Dalai Lama thứ 5 của phái Gelug, tuân theo học thuyết "người bảo trợ và tăng lữ" giữa Mông-Tạng đã được phát triển từ thời nhà Nguyên, người Tạng đã thành lập một bộ máy chính quyền nội bộ được gọi là Ganden Phodrang.

Năm 1717, Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ tấn công Hòa Thạc Đặc, họ phế bỏ Yeshe Gyatso, một Dalai Lama giả mạo được lập nên bởi Lạp Tạng, vị Hãn cuối cùng của Hòa Thạc Đặc. Tuy nhiên người Chuẩn Cát Nhĩ cũng nhanh chóng bị đánh đuổi khỏi đất Tạng vào năm 1720 bởi quân viễn chinh nhà Thanh. Sau đó, người Mãn Châu lấy Ü-Tsang và tây Kham làm tỉnh Tây Tạng, tiếp tục để Dalai Lama quản lý với một mức độ tự chủ nhất định, còn các lãnh thổ khác của Hòa Thạc Đặc và người Tạng bị cắt cho các tỉnh khác như Thanh Hải, Tứ Xuyên.

Các Hãn của Khoshut

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]