M. Night Shyamalan

M. Night Shyamalan
Shyamalan vào năm 2016
SinhManoj Nelliyattu Shyamalan
6 tháng 8, 1970 (54 tuổi)
Mahe, Puducherry, Ấn Độ
Quốc tịch Hoa Kỳ[1]
 Ấn Độ
Trường lớpĐại học New York
Nghề nghiệp
Năm hoạt động1992–nay
Tác phẩm nổi bậtGiác quan thứ sáu
Bất khả xâm phạm
Tách biệt
9 rưỡi tối
Bộ ba quái nhân
Già
Phối ngẫu
Bhavna Vaswani (cưới 1992)
Con cái3
Danh hiệuPadma Shri (2008)[2]

Manoj Nelliyattu Shyamalan, thường được biết đến với nghệ danh M. Night Shyamalan (sinh ngày 6 tháng 8 năm 1970),[3] là một nam nhà làm phim người Mỹ gốc Ấn Độ.[1] Được đánh giá là một trong những nhà làm phim có sức độc đáo nhất của điện ảnh Hollywood, ông nổi tiếng với những bộ phim có những tình tiết siêu nhiên và những cái kết đầy bất ngờ và khó đoán.

Bắt đầu sự nghiệp vào năm 1992 với bộ phim đầu tay Praying with Anger, ông được khán giả chú ý đến qua bộ phim Giác quan thứ sáu (1999), tác phẩm đã giúp ông đề cử giải Oscar cho hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhấtĐạo diễn xuất sắc nhất. Sau thành công này, ông đã cho ra mắt các bộ phim ăn khách tiếp theo gồm Bất khả xâm phạm (2000), Signs (2002) và The Village (2004). Kể từ sau năm 2004, phong độ làm phim của Shyamalan đã trở nên sa sút khi ông cho ra mắt những bộ phim thất bại về mặt nghệ thuật nhưng thành công về mặt doanh thu, điển hình qua các bộ phim Lady in the Water (2006), Thảm họa toàn cầu (2008), và cao trào của sự thất bại đó là Tiết khí sư cuối cùng (2010) và Trở về Trái Đất (2013). Cả bốn tác phẩm kể trên đều bị đề cử hoặc giành giải Mâm xôi vàng cho các hạng mục Kịch bản dở nhất, Đạo diễn dở nhấtPhim dở nhất.

Sau một khoảng thời gian dài đánh mất phong độ, Shyamalan đã trở lại vị thế vốn có của mình khi ông hợp tác với hãng sản xuất Blumhouse Productions để cho ra mắt bộ phim 9 rưỡi tối (2015). Tiếp nối thành công, ông đã cho ra mắt hai phần phim còn lại của thương hiệu Unbreakable bao gồm Tách biệt (2016) và Bộ ba quái nhân (2019), cùng với đó là các tác phẩm gần nhất bao gồm Già (2021), Tiếng gõ ở căn nhà gỗ (2023), và Bẫy (2024).

Với những đóng góp không ngừng nghỉ trong ngành điện ảnh Hollywood, Shyamalan đã được Chính phủ Ấn Độ khen thưởng và trao danh hiệu Padma Shri cho những cống hiến của ông về nghệ thuật điện ảnh.[4] Ngoài ra, ông còn được biết đến là người quay nhiều bộ phim nhất tại chính nơi ông trưởng thành – thành phố Philadelphia của tiểu bang Pennsylvania.[5][6][7][8] Năm 2022, ông được chọn là Chủ tịch Hội đồng giám khảo tại liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 72.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Huber, Robert; Wallace, Benjamin (2006). The Philadelphia Reader. Temple University Press. tr. 197.
  2. ^ “Padma Shri brings Night to town | India News - Times of India”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ “Monitor”. Entertainment Weekly (1219). ngày 10 tháng 8 năm 2012. tr. 27. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ “Padma Shri Awardees”. india.gov.in. National Informatics Centre, Government of India. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
  5. ^ “Filming under way at Reading's Pagoda for Shyamalan's 'The Last Airbender'. Reading Eagle. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ Kathy Lauer-Williams. “No Pagoda scenes after all in 'The Last Airbender'. mcall.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ 'One of the greatest places to shoot in the world': M. Night Shyamalan pushes Pa. to boost film tax credit”. Whyy.org (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ "The Last Airbender" Takes Over Reading Pagoda”. NBC10 Philadelphia (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ “The Prizes of the International Jury”. Berlinale.de (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]