Messier 88

Messier 88
Thiên hà xoắn ốc Messier 88
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoHậu Phát
Xích kinh12h 31m 59.2s[1]
Xích vĩ+14° 25′ 14″[1]
Dịch chuyển đỏ0.007609
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời2281 ± 3 km/s
Vận tốc xuyên tâm thiên hà2235 ± 4 km/s
Khoảng cách60 Mly
Cấp sao biểu kiến (V)10.4[1]
Đặc tính
KiểuSA(rs)b, HII Sy2[1]
Kích thước biểu kiến (V)6.9 × 3.7 moa[1]
Tên gọi khác
NGC 4501, UGC 7675, PGC 41517, VCC 1401[1]

Messier 88 (còn gọi là M88 hay NGC 4501) là thiên hà xoắn ốc nằm cách hệ Mặt Trời khoảng 60 triệu năm ánh sáng[2] trong chòm sao Hậu Phát. Charles Messier phát hiện ra nó vào ngày 18 tháng 3 năm 1781.[2] Ông miêu tả nó là "tinh vân không có sao", một trong những thiên thể mờ nhất".[2] Lord Rosse nhận ra nó có cấu trúc xoắn ốc (1850) và liệt kê vào danh sách 14 tinh vân xoắn ốc.[2]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Messier 88, chụp bằng kính 24 inch trên núi Lemmon, AZ. Ảnh của Joseph D. Schulman
M88 chụp bởi HST

Thiên hà này là một trong 15 thiên thể Messier thuộc về đám thiên hà Virgo. Nó được đánh số 1401 trong danh lục Đám Virgo (VCC) của 2096 thiên hà thuộc về đám thiên hà này.[3] Có khả năng là thiên hà này quay trên một quỹ đạo elip xung quanh trung tâm của đám Virgo, đó là thiên hà elip khổng lồ M87. NGC 4501 hiện tại cách trung tâm đám khoảng 0,3–0,48 triệu parsec và sẽ tiến đến gần trung tâm nhất trong khoảng 200-300 triệu năm nữa. Chuyển động của thiên hà này trong môi trường liên thiên hà tạo ra một áp suất đẩy và đang tước đi khí hydron trung hòa ở vùng bên ngoài. Sự tước khí hydro này đã được xác định dọc theo hướng đông của cạnh thiên hà.[4]

Mặt phẳng thiên hà nghiêng 64° so với phương nhìn của chúng ta.[5] Thiên hà được phân loại thành kiểu xoắn ốc Sbc, tức là cấu trúc xoắn ốc nằm giữa kiểu Sb (có nhánh xoắn ốc nhìn rõ) và Sc (có nhánh xoắn ốc xếp thưa hơn Sb). Cấu trúc các nhánh xoắn ốc rất đều đặn và đều xoắn hướng về tâm.[6] Tốc độ quay lớn nhất của khí trong thiên hà là 241,6 ± 4,5 km/s.[7]

Thiên hà này cũng được phân loại thành thiên hà Seyfert kiểu 2, tức là nó tạo ra các vạch phổ phát xạ hẹp do khí bị ion hóa mạnh trong vùng trung tâm thiên hà.[8] Trong vùng lõi có một vùng trung tâm với đường kính khoảng 230 parsec, người ta thu được 2 đỉnh bước sóng mạnh nhất. Vùng tập trung này được hình thành từ các nhánh xoắn ốc.[9] Có một lỗ đen siêu khối lượng ở tâm thiên hà với khối lượng 107.9 khối lượng Mặt Trời, hay 80 triệu lần khối lượng Mặt Trời.[10]

Năm 1999, supernova 1999cl đã được phát hiện ở thiên hà này.[11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f “Results for NGC 4501”. NASA/IPAC Extragalactic Database. California Institute of Technology. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2006.
  2. ^ a b c d SEDS
  3. ^ Binggeli, B.; Sandage, A.; Tammann, G. A. (1985). “Studies of the Virgo Cluster. II - A catalog of 2096 galaxies in the Virgo Cluster area”. Astronomical Journal. 90: 1681–1759. doi:10.1086/113874.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Vollmer, B. (2008). et al. “Pre-peak ram pressure stripping in the Virgo cluster spiral galaxy NGC 4501”. Astronomy and Astrophysics. 483 (1): 89–106. doi:10.1051/0004-6361:20078139.
  5. ^ Tully, R. B.; Fisher, J. R. (1977). “A new method of determining distances to galaxies”. Astronomy and Astrophysics. 54 (3): 661–673. Bibcode:1977A&A....54..661T.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Möllenhoff, C.; Heidt, J. (2001). “Surface photometry of spiral galaxies in NIR: Structural parameters of disks and bulges”. Astronomy and Astrophysics. 368: 16–37. doi:10.1051/0004-6361:20000335.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ “Database for physics of galaxies”. HyperLeda. Université de Lyon. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.
  8. ^ L. S. Sparke, J. S. Gallagher III (2007). Galaxies in the Universe: An Introduction. Cambridge University Press. ISBN 0-521-67186-6 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp).
  9. ^ Onodera, S.; Sofue, Y.; Koda, J.; Nakanishi, H.; Kohno, K. (July 2–5, 2002). “CO (J=1-0) Observations of the Non-Barred Seyfert 2 Galaxy NGC 4501”. Trong Ikeuchi, S.; Hearnshaw, J.; Hanawa, T. (biên tập). Proceedings of the IAU 8th Asian-Pacific Regional Meeting. National Center of Sciences, Hitotsubashi Memorial Hall, Tokyo. Bibcode:2002aprm.conf..199O.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ Merloni, Andrea; Heinz, Sebastian; di Matteo, Tiziana (2003). “A Fundamental Plane of black hole activity”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 345 (4): 1057–1076. doi:10.1046/j.1365-2966.2003.07017.x.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ James, N. D. “Supernova 1999cl in NGC 4501 (M88)”. Journal of the British Astronomical Association. 109 (4): 178. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]