Nguyễn Thị Doan
Nguyễn Thị Doan | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 25 tháng 7 năm 2007 – 7 tháng 4 năm 2016 8 năm, 257 ngày |
Chủ tịch nước | Nguyễn Minh Triết (2006-2011) Trương Tấn Sang (2011-2016) |
Tiền nhiệm | Trương Mỹ Hoa |
Kế nhiệm | Đặng Thị Ngọc Thịnh |
Vị trí | Việt Nam |
Nhiệm kỳ | 22 tháng 9 năm 2016 – nay 8 năm, 50 ngày |
Tiền nhiệm | Nguyễn Mạnh Cầm |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Nhiệm kỳ | 20 tháng 9 năm 2019 – nay 5 năm, 52 ngày |
Chủ tịch | Trần Thanh Mẫn Đỗ Văn Chiến |
Tiền nhiệm | Phạm Xuân Hằng |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương | |
Nhiệm kỳ | 22 tháng 4 năm 2001 – 25 tháng 7 năm 2007 6 năm, 94 ngày |
Kế nhiệm | Phạm Thị Hải Chuyền |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 7 năm 1996 – 26 tháng 1 năm 2016 19 năm, 209 ngày |
Tổng Bí thư | Đỗ Mười Lê Khả Phiêu Nông Đức Mạnh Nguyễn Phú Trọng |
Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại | |
Nhiệm kỳ | 1993 – tháng 8 năm 1999 |
Kế nhiệm | Phạm Vũ Luận |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 11 tháng 1, 1951 Hà Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Cha | Nguyễn Hữu Duyên |
Mẹ | Trương Thị Nghiêm |
Học vấn | Giáo sư - Tiến sỹ Kinh tế |
Nguyễn Thị Doan (sinh ngày 11 tháng 1 năm 1951) là một cựu chính trị gia Việt Nam. Bà từng là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2007 - 2016), nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, IX, X, XI, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII thuộc Đoàn đại biểu tỉnh Hà Nam, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại.
Thời kỳ còn giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bà còn kiêm nhiệm các chức danh khác như Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam...trong gần 10 năm từ 2006 đến 2016. Nguyễn Thị Doan được đánh giá là một trong những nữ chính khách kinh nghiệm và quyền lực nổi bật trên chính trường Việt Nam bên cạnh các nữ chính trị gia khác như Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng ban dân vận Trung ương Trương Thị Mai.[cần dẫn nguồn]
Sau khi kết thúc nhiệm kỳ Phó Chủ tịch nước, bà giữ chức Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.[1]
Xuất thân
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyễn Thị Doan sinh ngày 11 tháng 1 năm 1951 tại xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Giáo dục
[sửa | sửa mã nguồn]Bà là Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế và có trình độ Cao cấp về lý luận chính trị. Bà Nguyễn Thị Doan gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 11 tháng 7 năm 1982.[2]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Trường Đại học Thương mại
[sửa | sửa mã nguồn]- Từ 1968 đến 1973: Học và tốt nghiệp tại trường Đại học Thương mại Hà Nội.
- Từ 1974 đến 1979: Là Giảng viên trường Đại học Thương mại.
- Từ 1981 đến 1992: Là Nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án Tiến sĩ Kinh tế tại Bulgaria. Sau đó sang Pháp học và làm luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Quản lý Kinh doanh châu Âu.
- Năm 1993: Là Hiệu trưởng trường Đại học Thương mại.
- Tháng 6 năm 1996: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương
[sửa | sửa mã nguồn]- Tháng 8 năm 1999: Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, được bầu là Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
- Tháng 4 năm 2001: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phân công giữ chức Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
- Tháng 12 năm 2005: Tại Đại hội Đảng bộ khối I cơ quan Trung ương lần thứ 6 được bầu giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy khối.
- Tháng 4 năm 2006: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Phó Chủ tịch nước (2007-2016)
[sửa | sửa mã nguồn]- Ngày 25 tháng 7 năm 2007: Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII được bầu giữ chức Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau khi Trương Mỹ Hoa quyết định hưu trí năm 2007.
- Tháng 1 năm 2011: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.[2]
- Ngày 26 tháng 7 năm 2011 được Quốc hội khóa XIII bầu lại giữ chức Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Ngày 7 tháng 4 năm 2016, bà đã được Quốc hội khóa XIII miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch nước, hưu trí theo chế độ.[3]
Hội Khuyến học Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 22 tháng 9 năm 2016, bà được bầu làm Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Lãnh đạo Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ V (2016 - 2021)”. Hội Khuyến học Việt Nam. 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2018.
- ^ a b Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (19/1/2011). “Đồng chí Nguyễn Thị Doan”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập 23/5/2011. Kiểm tra giá trị
|url lưu trữ=
(trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|ngày truy cập=
và|ngày=
(trợ giúp)[liên kết hỏng] - ^ “Bà Nguyễn Thị Doan thôi chức Phó Chủ tịch nước”. vietnamnet. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2016.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
- Nguyễn Thị Doan: Phó Chủ tịch nước Lưu trữ 2013-07-28 tại Wayback Machine
- Thông tin đại biểu Quốc hội các khóa: Quốc hội khóa XII - Nguyễn Thị Doan Lưu trữ 2014-03-28 tại Wayback Machine
- Bầu cử Quốc hội: Tóm tắt tiểu sử đại biểu quốc hội khóa XIII Nguyễn Thị Doan[liên kết hỏng]
- Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật trong đảng ở giai đoạn cách mạng mới Lưu trữ 2013-11-12 tại Wayback Machine Bài viết của Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trên Tạp chí Cộng sản, 16:32' 18/1/2007.
- Chung tay hơn nữa để xoa dịu nỗi đau da cam B.K, báo Người lao động, 12/08/2007 01:50