Điện ảnh âm thanh

Minh hoạ một nhà hát từ phía bên của sân khấu. Phía trước của sân khấu có cánh gà được buông xuống. Ngoài ảnh nền là một chiếc máy gramophone với hai cái loa chĩa ra. Trong ảnh nền, một lượng lớn khán giả ngồi ở ngang tầm dàn nhạc và trên một số ban công. Các từ ngữ "Chronomégaphone" và "Gaumont" xuất hiện ở phía cuối của hình minh hoạ và, ngược lại, ở phía đỉnh của màn hình chiếu bóng.
Bích chương năm 1908, quảng cáo cho những bộ phim điện ảnh âm thanh của Gaumont. Chiếc máy Chronomégaphone, được thiết kế cho những khán phòng rộng lớn, sử dụng khí nén để khuếch đại âm thanh đã được ghi âm.[1]

Điện ảnh âm thanh (hay còn gọi phim âm thanh, hay phim có tiếng) là hình thức phim điện ảnh có âm thanh đồng bộ, hoặc âm thanh được kết hợp với hình ảnh bằng công nghệ, trái ngược với hình thức phim câm. Buổi trình chiếu triển lãm công khai đầu tiên về phim có âm thanh được diễn ra tại Paris vào năm 1900, nhưng phải trải qua nhiều thập kỷ thì hình thức này mới trở nên thiết thực về mặt thương mại. Về mặt công nghệ, rất là khó để đạt được sự đồng nhất hoàn chỉnh giữa âm thanh và hình ảnh trên những hệ thống ghi âm bằng đĩa sound-on-disc. Bên cạnh đó, chất lượng khuếch đại và thâu âm cũng không hoàn toàn đạt yêu cầu. Những tiến bộ về âm thanh cho phim về sau này mới có khả năng tạo điều kiện cho buổi chiếu phim thương mại đầu tiên sử dụng công nghệ này, diễn ra vào năm 1923. Điện ảnh âm thanh ngày xưa cũng từng được tương trợ bởi dàn nhạc, đàn organ hoặc đàn dương cầm ngay trong bộ phim để thay thế hoặc bổ trợ cho âm thanh thực các phân cảnh trong phim.

Quá trình thương mại hóa chiếu bóng âm thanh được thực hiện lần đầu tiên là vào khoảng giữa cho đến cuối những năm 1920. Ban đầu, phim chỉ bao gồm các đoạn hội thoại đồng bộ, được gọi là "hình ảnh biết nói" (talking pictures) hoặc "phim hội thoại" (talkies), và là những bộ phim ngắn. Những bộ phim dài đầu tiên có ghi âm cũng chỉ bao gồm âm nhạc cũng như hiệu ứng âm thanh. Phim truyện đầu tiên được trình chiếu dưới hình thức phim nói chuyện sơ khai (mặc dù nó chỉ có một vài chuỗi âm thanh hạn chế) là The Jazz Singer, công chiếu vào ngày 6 tháng 10 năm 1927.[2] Bộ phim đạt thành công vang dội này được sản xuất bởi Vitaphone, thương hiệu tiên phong về công nghệ âm thanh trên đĩa vào thời điểm đó. Tuy nhiên, điện ảnh âm thanh về sau sớm trở thành một tiêu chuẩn cho những bộ phim hội thoại.

Vào đầu những năm 1930, phim hội thoại lan toả ra khắp thế giới, trở thành một hiện tượng toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, chúng giúp bảo toàn vị thế của Hollywood là một trong những trung tâm văn hóa/thương mại mang tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất thế giới (xem Điện ảnh Hoa Kỳ). Tại Âu châu (cũng như những nơi khác nhưng ở một mức độ thấp hơn), sự phát triển tân tiến từng bị nhiều nhà làm phim và nhà phê bình điện ảnh nghi hoặc, những người lo sợ rằng, việc chuyên chú vào lời thoại sẽ làm băng hoại những giá trị thẩm mỹ độc đáo của điện ảnh câm. Tại Nhật Bản, nơi mà truyền thống điện ảnh đại chúng tích hợp phim câm với trình diễn ca hát trực tiếp (benshi), điện ảnh âm thanh lại nháy bắt một cách chậm chạp. Ngược lại, tại Ấn Độ, âm thanh là yếu tố biến chuyển, dẫn đến sự khai mở, phảt triển nhanh chóng của ngành công nghiệp điện ảnh quốc gia.

Chú thích và Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Wierzbicki (2009), tr. 74; "Representative Kinematograph Shows" (Show trình diễn đại diện Kinematograph)(1907).The Auxetophone and Other Compressed-Air Gramophones (Máy Auxetophone và các loại máy Gramophone sử dụng khí nén khác) Lưu trữ tháng 9 18, 2010 tại Wayback Machine giải thích về cơ chế khuếch đại khí nén cũng như bao gồm một số bức ảnh chi tiết về Elgéphone của Gaumont, rõ ràng là một phiên bản muộn màng và phức tạp hơn của Chronomégaphone.
  2. ^ The first talkie - "The Jazz Singer" (Bộ phim hội thoại đầu tiên - "The Jazz Singer"), Jolsonville, ngày 9 tháng 10 năm 2013

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Những ghi chép lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Những thước phim lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]