Sân bay Côn Đảo

Cảng hàng không Côn Đảo
Sân bay Cỏ Ống
Sân bay Côn Sơn
Máy bay ATR 72 của Vietnam Airlines tại sân bay Côn Đảo
Mã IATA
VCS
Mã ICAO
VVCS
Thông tin chung
Kiểu sân bayDân dụng
Chủ sở hữuTổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
Cơ quan quản lýTổng công ty Cảng hàng không Miền Nam
Vị tríCôn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu
Phục vụ bay choBamboo Airways
Vietnam Airlines
VASCO
Độ cao20 ft / 6 m
Tọa độ08°43′57″B 106°37′44″Đ / 8,7325°B 106,62889°Đ / 8.73250; 106.62889
Trang mạnghttps://vietnamairport.vn/condaoairport/
Đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
m ft
11/29 1.830 6.046 Asphalt

Sân bay Côn Đảo (tên chính thức: Cảng hàng không Côn Đảo, IATA: VCS, ICAO: VVCS) là một sân bay nhỏ tại Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Sân bay cách thị trấn Côn Đảo 14km.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay Côn Đảo được xây dựng từ thời Pháp thuộc, đến năm 2003 được Tổng Công ty Cảng hàng không Miền Nam đầu tư nâng cấp đường băng, sân đỗ, nhà ga đủ điều kiện để mở cửa tiếp thu các loại máy bay ATR72, F70 và tương đương.

Ngày 9/5/2004, Cảng hàng không Côn Đảo đi vào hoạt động, và đưa vào khai thác chặng bay thành phố Hồ Chí Minh – Côn Đảo - thành phố Hồ Chí Minh, Công ty bay dịch vụ hàng không Việt Nam (VASCO) khai thác đường bay này.

Cơ sở vật chất[1]

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cất hạ cánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Cảng hàng không Côn Đảo có 01 đường CHC kích thước: 1830m x 30m; Hướng từ: 110º - 290º; Ký hiệu: 11/ 29; Độ dốc dọc trung bình:  0.023% và độ dốc ngang đường CHC là 1%; Có sức chịu tải: PCN 20/F/B/W/T

Đầu 11 ( mức cao 5,59m):  08º44'04".95N - 106º37'29".24E

Đầu 29 ( mức cao 6m ):  08º43'45".23N - 106º38'25".70E

Có thể đón các loại máy bay tầm ngắn như ATR 72, Fokker 70, Bombardier CRJ, Embraer E-Jets.

Đường băng tại Côn Đảo
Tây Dài Rộng Đông
11 → 1.830 m
6.000 ft
30 m
98 ft
← 29
Sân đỗ tàu bay

Sân đỗ tàu bay

[sửa | sửa mã nguồn]

Cảng hàng không Côn Đảo có 01 sân đỗ máy bay với 04 vị trí đỗ theo nguyên tắc tự vận hành, có số liệu: Kích thước 191m x 100m; kết cấu bề mặt bê tông nhựa; sức chịu tải PCN 20/F/B/W/T.

Nhà ga hành khách sân bay Côn Đảo được hoàn thành năm 2005, thay thế cho nhà ga cũ đã có từ thời Mỹ.

Nhà ga được thiết kế với lưu lượng 200 khách trên giờ. Gồm có 2 cửa ra tàu bay, 6 quầy làm thủ tục, 1 băng tải hành lý, 2 phòng chờ VIP.

Phòng chờ hạng thương gia First Lounge

[sửa | sửa mã nguồn]

Khai trương chính thức vào tháng 11/2020, phòng chờ có diện tích 90m² đặt tại tầng trệt phục vụ hành khách hạng thương gia, hội viên của chương trình Khách hàng thân thiết Bamboo Club hạng FirstDiamond và tất cả hành khách sở hữu Voucher vào phòng chờ của hãng. Lấy cảm hứng từ phòng chờ First Lounge sân bay Nội Bài, phòng chờ có thiết kế hiện đại, hướng nhìn thẳng ra bãi đỗ máy bay và cảnh núi rừng kì vĩ, tông màu nâu chủ đạo kết hợp cùng các màu sắc đặc trưng của hãng như màu xanh nước biển, xanh lá cây trên nội thất khắc họa vẻ đẹp tinh tế, trang nhã mà không kém phần ấm cúng.

Tương lai

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch, đến năm 2015, sân bay Côn Đảo sẽ đạt cấp 3C (theo mã chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp II, có thể phục vụ máy bay ATR 72 và tương đương, xây thêm sân đỗ đạt diện tích 13.320m², nhà ga hành khách công suất 195 hành khách/giờ cao điểm. Đến giai đoạn 2015-2025, sẽ mở rộng sân đỗ đạt diện tích 16.920m², có thể phục vụ 3 chiếc ATR 72 và 1 chiếc dự phòng; nâng cấp mở rộng nhà ga hành khách đạt công suất 300 hành khách/giờ cao điểm. Tổng lượng khách có thể phục vụ là 500.000 lượt hành khách/năm.

Để tận dụng công suất khai thác của sân bay Côn Đảo, Tập đoàn FLC đã đề nghị chủ trương tài trợ lắp đặt hệ thống đèn đêm tại sân bay nhằm tạo điều kiện để có thể khai thác các chuyến bay đêm đến/đi Côn Đảo.

Đến năm 2025, Cảng Hàng không Côn Đảo sẽ là cảng hàng không cấp 4C (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay như A320/A321 và tương đương; xây dựng đường băng mới có kích thước 2400m x 45m; tận dụng đường băng cũ làm đường lăn song song và xây mới 5 đường lăn nối kích thước 18m x 150m; mở rộng sân đỗ lên 31.500m² đáp ứng chỗ đỗ cho 1 máy bay A320/A321 và 4 máy bay ATR 72; mở rộng nhà ga hành khách đạt công suất 300 hành khách/giờ cao điểm; lượng hành khách tiếp nhận là 300.000 lượt hành khách/năm.

Hãng hàng không và điểm đến

[sửa | sửa mã nguồn]
Hãng hàng không Các điểm đến Ghi chú
Vietnam Helicopters Vũng Tàu [2]
Vietnam Airlines
Khai thác bởi VASCO
Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh [3]

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Số liệu thống kê theo năm

[sửa | sửa mã nguồn]
Thống kê theo năm
Hành khách Hàng hóa
(tấn)
2005 18.839 0
2006 20.039 0
2007 30.818 2
2008 37.779 9
2009 67.275 71
2010 94.588 175
2011 154.565 334
2012 190.848 430
2013 175.684 417
2014 188.594 515
2015 231.679 603
2016 293.932 839
2017 373.978 814
2018 400.950 922
2019 430.100 759
2020 447.750 511
Nguồn: CAA[4]

Tần suất khai thác các chuyến bay

[sửa | sửa mã nguồn]
Tần suất khai thác các chuyến bay (Tháng 2/2022)[5]
Hạng Sân bay Số chuyến

(hàng tuần)

Hãng hàng không
1 Thành phố Hồ Chí Minh 132 Bamboo Airways, VASCO, Vietnam Airlines
2 Hà Nội 30 Bamboo Airways
3 Cần Thơ 7 Bamboo Airways, VASCO
4 Vũng Tàu 2 Vietnam Helicopters - VNH

Đường bay vàng TP.HCM - Côn Đảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ nhiều năm trở lại đây, bay đến Côn Đảo là sân chơi riêng của VASCO, hãng bay thành viên của Vietnam Airlines. Do đặc thù đường băng ngắn của sân bay Côn Đảo (dài 1830m) chỉ có máy bay ATR 72 có thể cất hạ cánh ở sân bay này, giúp hãng nghiễm nhiên độc quyền đường bay.

VASCO từng có đối thủ cạnh tranh với Air Mekong, tuy nhiên hãng bay này đã phá sản vào năm 2013. Phải tới năm 2020 khi Bamboo Airways mở đường bay đến Côn Đảo, VASCO mới lại có hãng bay cạnh tranh sau khoảng 7 năm một mình một sân.

Với phản lực khu vực cấu hình hơn 100 ghế, những chiếc Embraer E195 từ Bamboo Airways còn có lợi thế về tính kinh tế khi một slot bay có thể khai thác được nhiều khách bay hơn. ATR 72 của VASCO có cấu hình 68 ghế, đồng nghĩa mỗi chuyến bay bằng Embraer 195 chở được lượng khách gần gấp đôi.

VASCO có lợi thế về kinh nghiệm khai thác đường bay Côn Đảo. Đây là đường bay chủ lực của VASCO khi theo thống kê của Cục Hàng không, cả năm 2020 hãng bay này khai thác 8.754 chuyến bay, trung bình 24 chuyến/ngày thì trên đường bay Côn Đảo hãng đã khai thác với tần suất 20 chuyến/ngày.

Do đã khai thác lâu dài cùng đội bay 5 chiếc ATR 72, Cục Hàng không hiện ưu tiên VASCO về slot bay (khung giờ cất hạ cánh) trên các đường bay đến Côn Đảo, trong khi Bamboo Airways sẽ nhận phần slot bay còn lại, đây là lợi thế không nhỏ dành cho VASCO.

Thách thức này sẽ càng lớn hơn khi Bamboo Airways mở đường bay từ TP.HCM bắt đầu từ tháng 2. Dàn Embraer E195 của Bamboo Airways đang tăng mạnh về số lượng và lãnh đạo hãng cũng đã có tuyên bố về việc sẽ mở mạng bay tới những sân bayđường băng ngắn mà VASCO đang độc quyền như Rạch Giá, Cà Mau hay Điện Biên.

Với việc chuẩn bị bay TP.HCM - Côn Đảo, Bamboo Airways đã trực tiếp tạo áp lực cạnh tranh lớn tới VASCO, khiến hãng bay thành viên của Vietnam Airlines buộc phải chuyển mình.

Sự cố và tai nạn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngày 3/5/2021, chuyến bay QH1063 của Bamboo Airways khởi hành từ sân bay quốc tế Đà Nẵng khi đang hạ cánh đã va phải chim khiến máy bay phải tạm dừng khai thác để khắc phục lỗi kĩ thuật. Sự cố trên đã dẫn đến việc hãng buộc phải trực tiếp huỷ các chuyến bay sử dụng máy bay này để khai thác.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Giới Thiệu Chung”. Cảng hàng không Côn Đảo. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ https://tructhang.vn/lich-bay-truc-thang-vung-tau-con-dao-thang-5-2021/
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ “Phê duyệt và công bố điều chỉnh Quy hoạch cảng hàng không Côn Đảo giai đoạn đến năm 2030”. beta6.caa.gov.vn (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ Flightradar24. “Live Flight Tracker - Real-Time Flight Tracker Map”. Flightradar24 (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]