Studio Ghibli

Studio Ghibli
Loại hình
Kabushiki gaisha
Ngành nghềĐồ hoạ chuyển động (motion pictures)
Trò chơi video
Quảng cáo truyền hình
Tiền thânTopcraft
Thành lậpTokyo,  Nhật Bản
(15 tháng 6 năm 1985; 39 năm trước (1985-06-15))
Người sáng lập
Trụ sở chínhKoganei, Tokyo, Nhật Bản
Thành viên chủ chốt
Hoshino Koji
(Giám đốc điều hành, Chủ tịch)
Miyazaki Hayao
(Giám đốc)
Suzuki Toshio
(Giám đốc điều hành)
Sản phẩmPhim hoạt hình (anime), phim truyền hình, quảng cáo, phim live-action
¥1.426 tỉ (2011)
Tổng tài sản¥15.77 tỉ (2011)
Chủ sở hữuTokuma Shoten (1999–2005)
Hãng độc lập (2005-2023)
Nippon TV (2023–nay)[1]
Số nhân viên150 (2016)
Websitewww.ghibli.jp

Studio Ghibli (株式会社スタジオジブリ (Chu thức hội xã Studio Ghibli) Kabushiki-gaisha Sutajio Jiburi?) (tiếng Anh: Studio Ghibli, Inc.) là một hãng phim hoạt hình Nhật Bản có trụ sở tại Koganei, Tokyo, Nhật Bản[2]. Hãng được biết đến nhiều nhất qua việc sản xuất ra các bộ phim anime, ngoài ra hãng cũng sản xuất một vài phim ngắn, các quảng cáo trên truyền hình và một phim hoạt hình nhiều tập chiếu trên truyền hình. Studio Ghibli được thành lập vào tháng 6 năm 1985, sau thành công của Kaze no Tani no Nausicaä (Nausicaä của Thung lũng gió) (1984), với sự tài trợ bởi Tokuma Shoten.

Tám trong số những bộ phim của Studio Ghibli đã lọt vào top 15 phim anime có doanh thu cao nhất mọi thời đại được thực hiện ở Nhật Bản, với Sen và Chihiro ở thế giới thần bí (2001) đứng thứ hai trong danh sách anime có doanh thu cao nhất toàn cầu, đạt doanh thu hơn 274 triệu USD trên toàn cầu. Nhiều tác phẩm của họ giành được giải thưởng Animage Anime Grand Prix, và bốn phim đã đoạt Giải thưởng Viện Hàn lâm Nhật Bản cho Phim hoạt hình của năm. Năm bộ phim của Studio Ghibli được nhận đề cử giải Oscar, với Sen và Chihiro ở thế giới thần bíThiếu niên và chim diệc đều lần lượt giành giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất.

Tên gọi và biểu tượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Ghibli được đặt bởi giám đốc Miyazaki Hayao dựa trên tên gọi của chiếc phi cơ Caproni Ca.309 Ghibli, một loại máy bay trinh sát của Ý sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.[3] Trong tiếng Ý, danh từ "ghibli" dựa trên tên bằng tiếng Ả Rập cho sirocco, hay gió Địa Trung Hải - chỉ những cơn gió nóng thổi qua sa mạc Sahara, ý tưởng gợi ý cho định hướng của studio là sẽ "thổi một luồng gió mới vào ngành công nghiệp anime của Nhật Bản".[3][4] Mặc dù từ gốc trong tiếng Ý được phát âm với âm ɡ rất nặng, tên của công ty trong tiếng Nhật được phát âm với một âm ji [dʑíbu͍ɾi] .

Biểu tượng của công ty là nhân vật Totoro trong bộ phim hoạt hình của Miyazaki Tonari no Totoro (Hàng xóm của tôi là Totoro).

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]
Ba trong bốn người sáng lập của Studio Ghibli. Từ trên xuống dưới: Miyazaki Hayao, Takahata Isao, Suzuki Toshio.

Hãng phim được thành lập ngày 15/06/1985 bởi hai đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng Miyazaki HayaoTakahata Isao. Trước khi hình thành hãng phim thì Miyazaki và Takahata đã có sự nghiệp lâu dài với phim hoạt hình truyền hình và điện ảnh Nhật Bản và đã làm việc cùng nhau với phim The Great Adventure of Horus, Prince of the SunPanda! Go, Panda!; Suzuki là một biên tập viên của tạp chí truyện tranh Animage của Tokuma Shoten.

Hãng phim được thành lập sau sự thành công của phim Kaze no Tani no Nausicaä (Nausicaä của Thung lũng gió) vào năm 1984, được viết và đạo diễn bởi Miyazaki cho Topcraft và phân phối bởi công ty Toei. Nguồn gốc của phim xuất phát từ hai tập đầu của chuỗi truyện tranh được viết bởi Miyazaki công bố trong Animage như một chiến lược thu hút mối quan tâm từ công chúng cho phiên bản hoạt hình.[4][5] Suzuki là một phần của đội ngũ sản xuất phim và thành lập Studio Ghibli cùng với Miyazaki, cũng là người đã mời Takahata gia nhập hãng phim mới này.

Hãng phim chủ yếu sản xuất các phim của Miyazaki, và đạo diễn nhiều phim thứ hai là Takahata (đáng chú ý nhất là phim Mộ đom đóm. Các đạo diễn khác đã làm việc với Studio Ghibli gồm Yoshifumi Kondo, Hiroyuki Morita, Gorō Miyazaki, và Hiromasa Yonebayashi. Nhạc sĩ Hisaishi Joe là người sáng tác nhạc cho hầu hết các bộ phim của Miyazaki ở Ghibli. Trong sách Anime Classics Zettai! của họ, Brian Camp và Julie Davis đã ghi chú rằng Michiyo Yasuda như là "một trụ cột của đội ngũ sản xuất và thiết kế phi thường của Studio Ghibli". Có một thời điểm hãng phim có trụ sở tại Kichijoji, Musashino, Tokyo.[6]

Vào tháng 8 năm 1996, Disney và nhà xuất bản Tokuma Shoten đã đồng ý rằng Walt Disney Studios Motion Pictures sẽ phát hành các phim hoạt hình Studio Ghibli của Tokuma trên toàn thế giới.[7]

Nhiều trong số các phim của Ghibli ở Nhật được phân phối rạp bởi Toho trong khi phát hành video gia đình được xử lý bởi Walt Disney Studios Home Entertainment Nhật Bản.[8] Wild Bunch giữ quyền bán nhiều bộ phim của Ghibli ra quốc tế.[9] Các đối tác phân phối quốc tế chính của Ghibli cũng bao gồm Disney (Japan Home Video, Đài Loan, North America Home Video, Pháp),[8][9] GKIDS (Bắc Mỹ),[10] StudioCanal UK, và Madman Entertainment (Úc).

Trong nhiều năm, đã có mối quan hệ chặt chẽ giữa Studio Ghibli và tạp chí Animage, nơi thường xuyên phát hành các bài báo độc quyền về hãng phim và các thành viên của hãng trong một mục riêng "Ghi chép về Ghibli". Ảnh minh hoạ trong các phim của Ghibli và các tác phẩm khác cũng thường được ưu tiên làm trang bìa của tạp chí. Giữa năm 1999 và 2005, Studio Ghibli là một chi nhánh của Tokuma Shoten, nhà xuất bản của Animage.

Vào tháng 10 năm 2001, bảo tàng Ghibli mở cửa tại Mitaka, Tokyo.[11] Nó trưng bày các vật dựa trên các bộ phim của Ghibli và triển lãm các phim hoạt hình, bao gồm một số các phim ngắn của Ghibli không có sẵn ở nơi khác.

Hãng phim cũng được biết đến với chính sách "không biên tập" đầy nghiêm khắc trong việc cấp phép cho các bộ phim của họ ra nước ngoài. Đó là do phim Kaze no Tani no Nausicaä (Nausicaä của Thung lũng gió) đã bị biên tập nặng nề để cho bản phát hành phim ở Mỹ với tên Warriors of the Wind (Những chiến binh gió). Chính sách "không cắt" đã được nhấn mạnh khi đồng chủ tịch Harvey Weinstein của hãng Miramax đã đề nghị biên tập lại phim Mononoke Hime (Công chúa Mononoke) để làm cho nó thị trường hơn. Một nhà sản xuất Ghibli được đồn rằng đã gửi một thanh kiếm Nhật thật với thông điệp đơn giản: "Không cắt".[12]

Vào ngày 01/02/2008, Suzuki Toshio đã rời vị trí chủ tịch Studio Ghibli mà ông đã giữ kể từ năm 2005, và Koji Hoshino (cựu chủ tịch của Walt Disney Nhật Bản) đã tiếp quản. Suzuki cho biết ông muốn nâng cao các phim với chính đôi tay mình như là một nhà sản xuất, chứ không phải đòi hỏi điều đó từ các nhân viên của mình. Suzuki quyết định bàn giao chức vụ chủ tịch cho Hoshino bởi vì Hoshino đã giúp Studio Ghibli bán các video của mình kể từ năm 1996, cũng giúp phát hành phim Mononoke Hime (Công chúa Mononoke) ở Mỹ.[13] Suzuki vẫn phục vụ trong ban giám đốc của công ty.

Hai phim ngắn Studio Ghibli được tạo cho bảo tàng Ghibli được trưng bày tại Carnegie Hall Citywise Japan NYC Festival: "House Hunting""Mon Mon the Water Spider" được chiếu vào ngày 26/03/2011.[14]

Takahata phát triển một dự án để phát hành sau Ngọn đồi hoa hồng anh của Miyazaki Gorō (đạo diễn của Huyền thoại đất liền và đại dương, là con của Hayao) – một chuyển thể của Taketori Monogatari (Chuyện ông lão đốn tre).

Phim cuối cùng của đạo diễn Hayao Miyazaki trước khi nghỉ hưu là Kaze Tachinu (Gió nổi) về chiến đấu cơ Mitsubishi A6M Zero và người phát minh ra nó.[15]

Vào chủ nhật, 01/09/2013, Hayao Miyazaki đã tổ chức họp báo ở Venice để xác nhận mình nghỉ hưu, nói rằng: "Tôi biết tôi đã nói rằng tôi sẽ nghỉ hưu nhiều lần trong quá khứ. Nhiều người trong số các bạn sẽ nghĩ, 'Một lần nữa.' Nhưng lần này tôi khá nghiêm trọng."[16]

Vào ngày 31/01/2014, hãng công bố Gorō Miyazaki sẽ chỉ đạo chuỗi phim hoạt hình truyền hình đầu tiên của ông ấy, Sanzoku no Musume Rōnya, một chuyển thể của Ronia the Robber's Daughter của tác giả Astrid Lindgren cho NKH. Bộ phim là hoạt hình máy tính, được sản xuất bởi Polygon Pictures, và đồng sản xuất bởi Studio Ghibli.[17][18]

Vào tháng 3/2014, Suzuki Toshio về hưu khi là một nhà sản xuất và đảm nhận vị trí mới của tổng giám đốc. Yoshiaki Nishimura thay Suzuki trong vai trò nhà sản xuất.[19]

Vào ngày 03/08/2014, Suzuki Toshio thông báo rằng Studio Ghibli sẽ có một "khoảng dừng ngắn" để đánh giá lại và tái cấu trúc trong bối cảnh Miyazaki về hưu. Ông trình bày một số lo ngại về nơi công ty sẽ đi trong tương lai.[20] Điều này dẫn đến suy đoán rằng Studio Ghibli sẽ không bao giờ sản xuất bất kỳ bộ phim nào một lần nữa. Vào ngày 07/11/2014, Miyazaki phát biểu, "Tuy nhiên, đó không phải là ý định của tôi. Tất cả những gì tôi làm là thông báo rằng tôi sẽ nghỉ hưu và không thực hiện bất kỳ chính sách nào nữa."[21] Nhà sản xuất chính Yoshiaki Nishimura trong số nhiều nhân viên khác từ Ghibli đã rời khỏi để tìm đến Studio Ponoc vào tháng 4/2015, làm việc trên phim Mary and the Witch's Flower.

Vào tháng 9/2023, Studio Ghibli trở thành công ty con của Nippon TV sau khi đạo diễn Miyazaki Hayao không tìm được người kế nhiệm. Cụ thể, ban giám đốc của hai công ty thông qua nghị quyết hôm 21/9, giá bán không được tiết lộ. Nippon TV sẽ sở hữu 42,3% cổ phần của hãng hoạt hình, việc mua lại diễn ra vào ngày 6/10. Sau khi sáp nhập, Nippon TV sẽ đảm bảo quyền tự chủ, ghi nhận công sức sáng tạo và giá trị thương hiệu của Studio Ghibli để các nghệ sĩ tập trung vào việc làm phim.[22]

Vào tháng 5/2024, Studio Ghibli được trao Cành cọ vàng danh dự tại Liên hoan phim Cannes. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 77 năm của Liên hoan phim Cannes, giải thưởng danh giá này được dành để vinh danh một tập thể thay vì một cá nhân như thường lệ.[23]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Hãng Ghibli được đánh giá là đầu đàn của ngành công nghiệp anime Nhật Bản. Các bộ phim của hãng vừa được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, vừa đạt được doanh thu rất cao tại Nhật. Tính đến nay bộ phim Vùng đất linh hồn của hãng Ghibli vẫn đang là bộ phim ăn khách nhất Nhật Bản, bộ phim này đã phá vỡ kỉ lục về doanh thu được lập bởi Công chúa Mononoke (Princess Mononoke) cũng là một sản phẩm của hãng Ghibli.

Các tác phẩm lớn nhất của đạo diễn lừng danh Miyazaki đều được thực hiện tại hãng Ghibli. Bộ phim hoạt hình nổi tiếng và nhận được nhiều lời khen ngợi nhất của hãng mà không phải do Miyazaki đạo diễn có lẽ là Mộ đom đóm, một sản phẩm của đạo diễn Takahata Isao, một tấn bi kịch của hai đứa trẻ mồ côi vào giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ hai ở Nhật Bản. Đây cũng là bộ phim duy nhất mà hãng Disney không thể phát hành vì lí do bản quyền với công ty xuất bản quyển sách gốc của tác giả Nosaka Akiyuki.

Theo bảng xếp hạng của trang web dữ liệu điện ảnh uy tín IMDB (Internet Movie Database) thì có tới 4 tác phẩm của hãng Ghibli (bằng với hãng phim hoạt hình nổi tiếng của Mỹ Pixar) nằm trong top 10 phim hoạt hình hay nhất trong đó có 3 phim của Miyazaki (Spirited Away (Vùng Đất Linh Hồn); Princess Mononoke (Công chúa Mononoke); My Neighbor Totoro (Hàng xóm tôi là Totoro)), 1 phim của Takahata (Mộ đom đóm). Đặc biệt Vùng Đất Linh Hồn đứng đầu danh sách.[24]

Tác phẩm đã phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Kaze no Tani no Nausicaä (Nausicaä của Thung lũng gió) thường được xem là một bộ phim Studio Ghibli, mặc dù nó được sản xuất và phát hành trước khi Ghibli chính thức thành lập.

Danh sách phim truyện
Năm Tên Tên Việt Đạo diễn Biên kịch Nhà sản xuất Nhạc RT
1986 Tenkū no Shiro Rapyuta
Laputa: Castle in the Sky
Laputa: Lâu đài trên không Miyazaki Hayao Takahata Isao Hisaishi Joe 95%[25]
1988 Hotaru no haka
Grave of the Fireflies
Mộ đom đóm Takahata Isao Hara Toru Mamiya Michio 97%[26]
Tonari no Totoro
My Neighbor Totoro
Hàng xóm của tôi là Totoro Miyazaki Hayao Hisaishi Joe 93%[27]
1989 Majo no Takkyūbin
Kiki's Delivery Service
Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki Miyazaki Hayao 96%[28]
1991 Omohide Poro Poro
Only Yesterday
Chỉ còn ngày hôm qua Takahata Isao Suzuki Toshio Hoshi Katz 100%[29]
1992 Kurenai no Buta
Porco Rosso
Chú heo màu đỏ Miyazaki Hayao Hisaishi Joe 94%[30]
1994 Heisei Tanuki Gassen Ponpoko
Pom Poko
Cuộc chiến gấu mèo Takahata Isao Shang Shang Typhoon 78%[31]
1995 Mimi wo Sumaseba
Whisper of the Heart
Lời thì thầm của trái tim Kondō Yoshifumi Miyazaki Hayao Nomi Yuji 91%[32]
1997 Mononoke Hime
Princess Mononoke
Công chúa Mononoke Miyazaki Hayao Hisaishi Joe 92%[33]
1999 Hōhokekyo Tonari no Yamada-kun
My Neighbors the Yamadas
Gia đình Yamada Takahata Isao Yano Akiko 75%[34]
2001 Sen to Chihiro no Kamikakushi
Spirited Away
Sen và Chihiro ở thế giới thần bí Miyazaki Hayao Hisaishi Joe 97%[35]
2002 Neko no Ongaeshi
The Cat Returns
Loài mèo trả ơn Morita Hiroyuki Yoshida Reiko Takahashi Nozomu & Suzuki Toshio Nomi Yuji 89%[36]
2004 Hauru no Ugoku Shiro
Howl's Moving Castle
Lâu đài bay của pháp sư Howl Miyazaki Hayao Suzuki Toshio Hisaishi Joe 87%[37]
2006 Gedo Senki
Tales from Earthsea
Huyền thoại đất liền và đại dương Miyazaki Gorō Miyazaki Gorō & Niwa Keiko Suzuki Toshio & Tomohiko Ishii Terashima Tamiya 41%[38]
2008 Gake no Ue no Ponyo
Ponyo
Ponyo on the Cliff by the Sea
Cô bé người cá Ponyo Miyazaki Hayao Suzuki Toshio Hisaishi Joe 92%[39]
2010 Karigurashi no Arrietty
Arrietty (UK)
The Secret World of Arrietty (US)
The Borrower Arrietty (Quốc tế)
Thế giới bí mật của Arrietty Yonebayashi Hiromasa Miyazaki Hayao & Niwa Keiko Cécile Corbel 95%[40]
2011 Kokuriko-zaka Kara
From Up on Poppy Hill
Ngọn đồi hoa hồng anh Miyazaki Gorō Takebe Satoshi 83%[41]
2013 Kaze Tachinu
The Wind Rises[42]
Khi gió lên Miyazaki Hayao Hisaishi Joe 89%[43]
Kaguya-hime no Monogatari
The Tale of the Princess Kaguya[42]
Chuyện công chúa Kaguya Takahata Isao Takahata Isao & Sakaguchi Riko Yoshiaki Nishimura 100%[44]
2014 Omoide no Marnie
When Marnie Was There[45]
Hồi ức về Marnie Yonebayashi Hiromasa Yonebayashi Hiromasa, Niwa Keiko & Ando Masashi Muramatsu Takatsugu 92%[46]
2016 Reddo Tātoru: Aru Shima no Monogatari
The Red Turtle (UK)
La Tortue Rouge (Pháp)[47]
Rùa đỏ Michaël Dudok de Wit Michaël Dudok de Wit
Pascale Ferran
Suzuki Toshio
Takahata Isao
Vincent Maraval
Pascal Caucheteux
Grégoire Sorlat
Laurent Perez del Mar 93%[48]
2020 Āya to Majo
Earwig and the Witch[49]
Earwig và Phù thủy Miyazaki Gorō Niwa Keiko
Gunji Emi
Toshio Suzuki Takebe Satoshi 29%[50]
2023 Kimi-tachi wa Dō Ikiru ka
The Boy and the Heron[51]
Thiếu niên và chim diệc Miyazaki Hayao Hisaishi Joe 98%[52]

Phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách phim truyền hình
Năm Tên Tên Việt Đạo diễn Biên kịch Nhà sản xuất Nhạc RT
1993 Umi ga Kikoeru
Ocean Waves
Sóng biển Tomomi Mochizuki Kaori Nakamura Toshio Suzuki, Nozomu Takahashi & Seiji Okuda Shigeru Nagata

Phim truyền hình nhiều tập

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách phim truyền hình nhiều tập
Năm Tên Tên Việt Đạo diễn Hãng phim Ghi chú
2014 Sanzoku no Musume Rōnya
Ronia the Robber's Daughter
Ronja – Con gái tướng cướp Gorō Miyazaki Polygon Pictures và Studio Ghibli Dựa trên Ronia the Robber's Daughter của Astrid Lindgren

Phim ngắn

[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều phim ngắn, bao gồm những bản được tạo ra để phát hành cho rạp, truyền hình, và bảo tàng Ghibli. Những video nhạc và các bản phát hành phim hoạt hình video gốc (rạp và truyền hình) cũng được liệt kê trong phần này.

Năm Tên Đạo diễn Nhà sản xuất Ghi chú
1995 On Yua Māku
(On Your Mark)
Miyazaki Hayao Đoạn phim ca nhạc quảng cáo cho Chage & Aska
2000 Giburīzu
(Ghiblies)
Yoshiyuki Momose Hiroyuki Watanabe Phim hoạt hình hài ngắn 12 phút
2001 Kujiratori
(The Whale Hunt)
Miyazaki Hayao Bảo tàng Ghibli
2001 - 2009 Firumu Guru Guru
(Film Guru Guru)
- Kūsō no Kikaitachi no Naka no Hakai no Hatsumei (2002)
- The Theory of Evolution (2009)
Hiromasa Yonebayashi
2002 Ghiblies Episode 2 Yoshiyuki Momose Chiếu rạp đầu phim Loài mèo trả ơn
Koro no Daisanpo
(Koro's Big Day Out)
Miyazaki Hayao Bảo tàng Ghibli
Kūsō no Sora Tobu Kikaitachi
(Imaginary Flying Machines)
Toshio Suzuki
Mei to Konekobasu
Mei and the Kittenbus
2004 Portable Airport Yoshiyuki Momose Đoạn phim ca nhạc được tạo bởi Studio Kajino cho Capsule
Space Station No. 9
2005 Doredore no Uta Osamu Tanabe Đoạn phim ca nhạc quảng cáo cho Meiko Haigou
Sora Tobu Toshi Keikaku
(A Flying City Plan)
Yoshiyuki Momose Đoạn phim ca nhạc được tạo bởi Studio Kajino cho Capsule
Yadosagashi
(Looking For A House)
Miyazaki Hayao Bảo tàng Ghibli
2006 Hoshi o Katta Hi
(The Day I Bought a Star)
(The Day I Harvested a Star)
Mizugumo Monmon
(Water Spider Monmon)
Taneyamagahara no Yoru
(The Night of Taneyamagahara)
Kazuo Oga Phiên bản DVD được phát hành ở Nhật vào ngày 7/7/2006
2007 Ibarādo Jikan
(Iblard Jikan)
(Iblard Time)
Naohisa Inoue Phát hành ở Nhật ở định dạng đĩa DVD và Blu-ray vào ngày 4/7/2007, như là một phần của bộ sưu tập Ghibli ga Ippai
2009 Piece Yoshiyuki Momose Đoạn phim ca nhạc quảng cáo cho Aragaki Yui
2010 Chūzumō
(Chu Zumo)
Bảo tàng Ghibli
Pandane to Tamago Hime
(Mr. Dough and the Egg Princess)
Miyazaki Hayao
2011 The Treasure Hunt
2012 Giant God Warrior Appears In Tokyo Chiếu tại Bảo tàng nghệ thuật đương đại Tokyo

Trò chơi điện tử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên Nhà phát triền Nền tảng
1998 Jade Cocoon: Story of the Tamamayu Genki PlayStation
2001 Jade Cocoon 2 Genki PlayStation 2
2002 Magic Pengel Garakuda-Studio and Taito PlayStation 2
2010 Ni no Kuni: Dominion of the Dark Djinn Level-5 Nintendo DS
2011 Ni no Kuni: Wrath of the White Witch Level-5 PlayStation 3

Quảng cáo

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Nhà phát hành Đạo diễn Ghi chú
Nandarō (What's That?) Nippon TV Miyazaki Hayao Sản xuất để kỷ niệm NTV lần 40
Sora Iro no Tane (The Sky-Colored Seed) Nippon TV Miyazaki Hayao Dựa trên sách của Rieko Nakagawa với hình ảnh minh hoạ bởi Yuriko Ōmura
Hotaru no Haka Kinyō Roadshow Yoshifumi Kondō Dựa trên phim Mộ đom đóm
Kinyō Roadshow Opening Kinyō Roadshow Yoshifumi Kondō
www.TVshop1.com TVshop1.com Yoshiyuki Momose
LAWSON Sen to Chihiro no Kamikakushi Lawson Cửa hàng tiện ích Lawson gắn liền với DVD Sen và Chihiro ở thế giới thần bí
Umacha (Tasty Tea) Asahi Soft Drinks Yoshiyuki Momose Một số quảng cáo với giọng của Rina UchiyamaTakashi Naitō
Ghibli Museum Tickets Bảo tàng Ghibli Miyazaki Hayao Thông báo về việc mở bảo tàng Studio GhibliMitaka, Tokyo
House Foods – The Cat Returns House Foods Các sản phẩm House Foods liên tục cho chiến dịch Loài mèo trả ơn
Resona Bank Resona Holdings Cho các ngân hàng thuộc sở hữu của Resona
O-uchi de Tabeyou House Foods Miyazaki Hayao
Yoshiyuki Momose
House Foods phiên bản thương mại, mùa hè
O-uchi de Tabeyou House Foods Yoshiyuki Momose House Foods phiên bản thương mại, mùa đông
KNB Yumedegi Kitanihon Broadcasting Shinji Hashimoto
Yomiuri Shimbun – Kawaraban Yomiuri Shimbun
Yomiuri Shimbun – Dore Dore Hikkōshi Yomiuri Shimbun
Nisshin Seifun Yomiuri Shimbun Katsuya Kondō TV spot được thiết kế bởi Toshio SuzukiGorō Miyazaki
Yomiuri Shimbun Yomiuri Shimbun Gorō Miyazaki TV spot cho báo chí, hoạt hình theo phong cách của Shigeru Sugiura

Phim tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sekai Waga Kokoro no Tabi (1998) (cuộc gặp gỡ giữa Takahata Isao và đạo diễn Frédéric Back ở Canada)
  • Sekai Waga Kokoro no Tabi (1999) (chuyến đi tìm hiểu cuộc đời Antoine de Saint-Exupéry của đạo diễn Miyazaki)
  • Otsuka Yasuo no Ugokasu Yorokobi (2004) (bộ phim tài liệu về nhà làm phim hoạt hình Otsuka Yasuo)
  • Miyazaki Hayao to Ghibli Bijyutsukan (2005) (giới thiệu về bảo tàng Ghibli của Miyazaki Goro và Takahata Isao)

Các nhà sản xuất phim hoạt hình và các nhà thiết kế nhân vật đáng chú ý từ Studio Ghibli

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]

Những thành tựu đáng kể

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách giải thưởng và đề cử của các bộ phim từ Studio Ghibli
Năm Tên Tên tiếng Việt Giải thưởng Kết quả
1986 Tenkū no Shiro Rapyuta
Laputa: Castle in the sky
Lâu đài trên không Laputa Anime Grand Prix[54] Đoạt giải
1988 Tonari no Totoro
My Neighbor Totoro
Hàng xóm của tôi là Totoro Anime Grand Prix[55] Đoạt giải
1989 Majo no Takkyūbin
Kiki's Delivery Service
Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki Anime Grand Prix[56] Đoạt giải
1991 Omohide Poro Poro
Only Yesterday
Ngày hôm qua
1992 Kurenai no Buta
Porco Rosso
Chú heo màu đỏ
1993 Umi ga Kikoeru
Ocean Waves
Sóng biển
1994 Heisei Tanuki Gassen Ponpoko
Pom Poko
Cuộc Chiến Gấu Mèo
1995 Mimi wo Sumaseba
Whisper of the Heart
Lời thì thầm của trái tim
1997 Mononoke Hime
Princess Mononoke
Công chúa Mononoke Anime có doanh thu cao nhất (#07)
1999 Hōhokekyo Tonari no Yamada-kun
My Neighbors the Yamadas
Gia đình Yamada
2001 Sen to Chihiro no Kamikakushi
Spirited Away
Sen và Chihiro ở thế giới thần bí Giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất (2002)[57] Đoạt giải
Giải Gấu vàng Liên hoan phim quốc tế Berlin (2002) Đoạt giải
Anime có doanh thu cao nhất (#01)
2002 Neko no Ongaeshi
The Cat Returns
Loài mèo trả ơn Anime có doanh thu cao nhất (#25)
2004 Hauru no Ugoku Shiro
Howl's Moving Castle
Lâu đài bay của pháp sư Howl Giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất (2005)[58] Đề cử
Anime có doanh thu cao nhất (#03)
2006 Gedo Senki
Tales from Earthsea
Huyền thoại đất liền và đại dương Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản (2007)[59] Đề cử
Anime có doanh thu cao nhất (#14)
2008 Gake no Ue no Ponyo
Ponyo
Ponyo on the Cliff by the Sea
Nàng tiên cá phương Đông Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản (2009)[60] Đoạt giải
Anime có doanh thu cao nhất (#04)
2010 Karigurashi no Arrietty
Arrietty (UK)
The secret world of Arrietty (US)
The Borrower Arriett (Quốc tế)
Thế giới bí mật của Arrietty Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản (2011)[61] Đoạt giải
Anime có doanh thu cao nhất (#08)
2011 Kokuriko-zaka Kara
From Up on Poppy Hill
Ngọn đồi hoa hồng anh Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản (2012)[62] Đoạt giải
Anime có doanh thu cao nhất (#18)
2013 Kaze Tachinu
The Wind Rises
Khi gió lên Giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất (2013)[63] Đề cử
Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản (2014)[64] Đoạt giải
Anime có doanh thu cao nhất (#09)
2013 Kaguya-hime no Monogatari
The Tale of the Princess Kaguya
Chuyện công chúa Kaguya Giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất (2014)[65] Đề cử
Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản (2014)[64] Đề cử
2014 Omoide no Marnie
When Marnie Was There
Hồi ức về Marnie Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản (2015)[66] Đề cử
2023 Kimi-tachi wa Dō Ikiru ka
The Boy and the Heron
Thiếu niên và chim diệc Giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất (2024)[67] Đoạt giải
Giải BAFTA cho phim hoạt hình hay nhất (2024) Đoạt giải
Giải Quả cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất (2024) Đoạt giải

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nippon TV to Acquire Studio Ghibli as Subsidiary”. Anime News Network. 21 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2023.
  2. ^ "会社情報." Studio Ghibli. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2010.
  3. ^ a b ジブリという名前の由来は? (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2013.
  4. ^ a b The Birth of Studio Ghibli, Nausicaä of the Valley of the Wind DVD, Walt Disney Home Entertainment, 2005.
  5. ^ “First of Two-part Miyazaki Feature”. Animerica. 1 (5): 4. tháng 7 năm 1993.
  6. ^ "The Animerica Interview: Takahata and Nosaka: Two Grave Voices in Animation." Animerica. Volume 2, No. 11. Page 11. Translated by Animerica from: Takahata, Isao. Eiga o Tsukurinagara, Kangaeta Koto ("Things I Thought While Making Movies") Tokuma Shoten, 1991. Originally published in Animage, June 1987. This is a translation of a 1987 conversation between Takahata and Akiyuki Nosaka. "Kichijoji is the Tokyo area where "Studio Ghibli," frequent Takahata collaborator Hayao Miyazaki's studio, is located.
  7. ^ “August Issue News Section:Disney Will Distribute Japanese Animation”. Animation World Magazine. tháng 8 năm 1996. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2011.
  8. ^ a b “The Disney-Tokuma Deal”. nausicaa.net. ngày 10 tháng 9 năm 2003. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2014.
  9. ^ a b Hopewell, John; Keslassy, Elsa (ngày 19 tháng 8 năm 2013). “Wild Bunch, Miyazaki Re-Team on The Wind Rises”. Variety.com. Variety. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2014.
  10. ^ “GKids to distribute 13 Ghibli anime films in US”. Animenewsnetwork.com. 7 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2014.
  11. ^ “Japan, 18-ngày 28 tháng 4 năm 2003”. fjordaan.net. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015.
  12. ^ Brooks, Xan (ngày 14 tháng 9 năm 2005). “A god among animators”. The Guardian. UK. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2007. There is a rumour that when Harvey Weinstein was charged with handling the US release of Princess Mononoke, Miyazaki sent him a samurai sword in the post. Attached to the blade was a stark message: 'No cuts.' / The director chortles. 'Actually, my producer did that.'
  13. ^ スタジオジブリ社長に星野康二氏 (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2008.
  14. ^ “Miyazaki shorts come to Carnegie Hall for one day only”. Asia Pacific Arts. ngày 4 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2017.
  15. ^ Ashcraft, Brian (ngày 23 tháng 7 năm 2012). “Studio Ghibli's Next Film is about Japan's Most Famous Fighter Plane (and the Guy who Designed It)”. Kotaku. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2012.
  16. ^ Highfill, Samantha. (2013-09-06) Hayao Miyazaki on his retirement: 'This time I am quite serious' | Inside Movies | EW.com Lưu trữ 2013-10-21 tại Wayback Machine. Insidemovies.ew.com. Truy cập 2014-05-12.
  17. ^ “Goro Miyazaki to Direct Ronia the Robber's Daughter TV Anime”. Anime News Network. ngày 30 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  18. ^ “Polygon Pictures to Create Animation Under Goro Miyazaki's Direction, The Animated TV Series Ronia, the Robber's Daughter, Premiering on NHK BS in Autumn 2014”. Polygon Pictures. ngày 31 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  19. ^ “Ghibli Co-Founder Toshio Suzuki Retires as Producer”. Anime News Network. ngày 9 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  20. ^ “Toshio Suzuki スタジオジブリを背負った男。ヒットメーカー・鈴木敏夫のプロデューサー哲学に迫る”. MBS. ngày 3 tháng 8 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
    Schilling, Mark (ngày 3 tháng 8 năm 2014). “Japan's Studio Ghibli Envisages Short Break, not Imminent Closure”. Variety. Penske Business Media, LLC. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2014.
  21. ^ “Hayao Miyazaki isn't making features but is at work on a manga”. LA Times. ngày 7 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2014.
  22. ^ McCurry, Justin (22 tháng 9 năm 2023). “Studio Ghibli to be acquired by Nippon TV after struggle to find a successor to Miyazaki”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  23. ^ Hồng Thúy (21 tháng 5 năm 2024). “Studio Ghibli được trao Cành cọ vàng danh dự tại Liên hoan phim Cannes”. Vietnam+ (VietnamPlus). Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  24. ^ “Best/worst animated films in IMDB”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2007.
  25. ^ “Castle in the Sky (1989)”. Rotten Tomatoes. Fandango Media. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016. (1989 was the year of its U.S. release.)
  26. ^ “Hotaru no haka (Grave of the Fireflies) (1988)”. Rotten Tomatoes. Fandango Media. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016.
  27. ^ “My neighbor Totoro (1988)”. Rotten Tomatoes. Flixster. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  28. ^ “Kiki's delivery service (1989)”. Rotten Tomatoes. Flixster. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  29. ^ “Only Yesterday (2016)”. Rotten Tomatoes. Fandango Media. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016. (2016 was the year of its U.S. release.)
  30. ^ “Porco Rosso (Kurenai no buta) (1992)”. Rotten Tomatoes. Flixster. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  31. ^ “Pom Poko (Heisei tanuki gassen pompoko) (The Raccoon War) (1994)”. Rotten Tomatoes. Flixster. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  32. ^ “Whisper of the Heart (Mimi wo sumaseba) (If You Listen Closely) (2006)”. Rotten Tomatoes. Fandango Media. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016. (2006 was the year of its U.S. TV & DVD release.)
  33. ^ “Princess Mononoke (1999)”. Rotten Tomatoes. Fandango Media. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016. (1999 was the year of its U.S. release.)
  34. ^ “My Neighbors the Yamadas (1999)”. Rotten Tomatoes. Flixster. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  35. ^ “Spirited Away (2001)”. Rotten Tomatoes. Flixster. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  36. ^ “The Cat Returns (2002)”. Rotten Tomatoes. Flixster. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  37. ^ “Howl's Moving Castle (2005)”. Rotten Tomatoes. Fandango Media. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016. (2005 was the year of its U.S. release.)
  38. ^ “Gedo senki (Tales from Earthsea) (2010)”. Rotten Tomatoes. Fandango Media. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016. (2010 was the year of its U.S. release.)
  39. ^ “Ponyo (2009)”. Rotten Tomatoes. Fandango Media. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016. (2009 was the year of its U.S. release.)
  40. ^ “The Secret World of Arrietty (2012)”. Rotten Tomatoes. Fandango Media. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016. (It was released in the U.S. under this title in 2012.)
  41. ^ “From Up On Poppy Hill (2013)”. Rotten Tomatoes. Fandango Media. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016. (2013 was the year of its U.S. release.)
  42. ^ a b “Studio Ghibli to release Miyazaki, Takahata films in Summer 2013”. The Asahi Shimbun. ngày 21 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
  43. ^ “The Wind Rises (2014)”. Rotten Tomatoes. Fandango Media. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016. (2014 was the year of its U.S. release.)
  44. ^ “The Tale of the Princess Kaguya (2014)”. Rotten Tomatoes. Fandango Media. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016. (2014 was the year of its U.S. release.)
  45. ^ “Ghibli Adapts Joan G. Robinson's When Marnie Was There Novel Into Anime”. Anime News Network. ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2014.
  46. ^ “When Marnie Was There (2015)”. Rotten Tomatoes. Fandango Media. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2016. (2015 was the year of its U.S. release.)
  47. ^ Takai, Shinichi. “スタジオジブリの歴史 - スタジオジブリ|STUDIO GHIBLI”. www.ghibli.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2022.
  48. ^ The Red Turtle (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2022
  49. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên earwig-movie
  50. ^ “Earwig and the Witch”. Rotten Tomatoes. Fandango. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2021.
  51. ^ Vishnevetsky, Ignatiy (ngày 12 tháng 1 năm 2017). “Studio Ghibli is getting ready for Hayao Miyazaki's next (and probably last) film”. avclub.com. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  52. ^ “THE BOY AND THE HERON”. Rotten Tomatoes.
  53. ^ Kevin Ma (ngày 1 tháng 1 năm 2014). “The Wind Rises tops 2013 Japan B.O.”. Film Business Asia. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2014.
  54. ^ “第9回アニメグランプリ[1987年6月号]”. Tokuma Shoten. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2010.
  55. ^ “第11回アニメグランプリ[1989年5月号]”. Tokuma Shoten. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2010.
  56. ^ “第12回アニメグランプリ[1990年5月号]”. Tokuma Shoten. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2010.
  57. ^ “The 75th Academy Awards (2003) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
  58. ^ “The 78th Academy Awards (2006) Nominees and Winners”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
  59. ^ “Japan Academy Prize (2007)” (bằng tiếng Nhật). Japan Academy Prize. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2010.
  60. ^ “Japan Academy Prize (2009)” (bằng tiếng Nhật). Japan Academy Prize. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2011.
  61. ^ “Japan Academy Prize (2011)” (bằng tiếng Nhật). Japan Academy Prize. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012.
  62. ^ “Japan Academy Prize (2012)” (bằng tiếng Nhật). Japan Academy Prize. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012.
  63. ^ “2014 Oscar Nominees”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2014.
  64. ^ a b “Wind Rises, Madoka, Lupin vs. Conan, Harlock, Kaguya Earn Japan Academy Prize Nods”. Anime News Network. 16 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2014.
  65. ^ “87th Academy Awards Nominees”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2015.
  66. ^ “Stand By Me Doraemon, Rurouni Kenshin Win Japan Academy Prizes”. Anime News Network. ngày 27 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2015.
  67. ^ “96th Academy Awards Nominees”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2024.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cavallaro, Dani. The Animé Art of Hayao Miyazaki. Jefferson, NC: McFarland & Company, 2006. ISBN 978-0-7864-2369-9. OCLC 62430842.
  • McCarthy, Helen. Hayao Miyazaki: Master of Japanese Animation: Films, Themes, Artistry. Berkeley, Calif.: Stone Bridge Press, 1999. ISBN 978-1-880656-41-9. OCLC 42296779. 2001 reprint of the 1999 text, with revisions: OCLC 51198297.
  • Miyazaki, Hayao. Starting Point: 1979–1996. Beth Cary and Frederik L. Schodt, trans. San Francisco: VIZ Media, 2009. ISBN 978-1-4215-0594-7. OCLC 290477195.
    • Miyazaki, Hayao. Shuppatsuten, 1979–1996 (出発点—1979~1996?). Tokyo: Studio Ghibli, Inc./Hatsubai Tokuma Shoten, 1996. ISBN 978-4-19-860541-4. OCLC 37636025. Original Japanese edition.
  • Miyazaki, Hayao. Turning Point: 1997-2008. Beth Cary and Frederik L. Schodt, trans. San Francisco: VIZ Media, 2014. ISBN 9781421560908. OCLC 854945352.
    • Miyazaki, Hayao. Orikaeshiten: 1997-2008 (折り返し点—1997~2008?). Tokyo: Iwanami Shoten, 2008. ISBN 9784000223942. OCLC 237177737. Original Japanese edition.
  • Odell, Colin, and Michelle Le Blanc. Studio Ghibli: The Films of Hayao Miyazaki and Isao Takahata. Harpenden, Hertfordshire, England: Kamera, 2009. ISBN 978-1-84243-279-2. OCLC 299246656.

Phim tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • This Is How Ghibli Was Born (ジブリはこうして生まれた Jiburi wa kōshite umareta?). Phim tài liệu năm 1998, Nippon TV, 28 phút.
  • The Kingdom of Dreams and Madness (夢と狂気の王国 Yume to Kyoki no Okoku?). Phim tài liệu năm 2013 bởi Mami Sunada, 118 phút.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]