Tây Á

Tây Á
Diện tích7.100.000 km2 (2.700.000 dặm vuông Anh)a
Dân số374.000.000 (2016) (thứ 9)[1][2]
Mật độ dân số50,1 km2 (19,3 dặm vuông Anh)
GDP (PPP)$9,063 nghìn tỷ (2019)[3]
GDP (danh nghĩa)$3,751 nghìn tỷ (2019)[3]
GDP bình quân đầu người$11.967 (2019; trên danh nghĩa)[3]
$28.918 (2019; PPP)[3]
HDITăng0,699 (medium)
Các nhóm dân tộcSemit (Ả Rập, Do Thái, Arameans, Assyria, Chaldeans), Turk, Iran, Armenia, North Caucasian, Cushitic, Kartvelia, Hy Lạp, Ấn-Arya, Dravidian, Nam Đảo etc.
Tôn giáoHồi, Kitô, Do Thái, Bahá'í, Druze, Yarsan, Yazidism, Hỏa giáo, Mandaeism, Hindu, Phật, etc.
Quốc gia
4 không công nhận
Phụ thuộc Akrotiri và Dhekelia
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ khác
  • Phi-Á:
  • Nam Đảo:
  • Ấn-Âu:
  • Đông Bắc Kavkaz:
  • Tây Bắc Kavkaz:
  • Turk:
Múi giờ
5 múi giờ
Tên miền Internet.ae, .am, .az, .bh, .cy, .eg, .ge, .il, .iq, .ir, .jo, .kw, .lb, .om, .ps, .qa, .sa, .sy, .tr, .ye
Mã điện thoạiVùng 9, trừ Armenia, Síp (Vùng 3) và Sinai (Vùng 2)
Thành phố lớn nhất
Mã UN M49145 – Tây Á
142Châu Á
001Thế giới
a Số liệu diện tích và dân số bao gồm cả củaSinai

Tây Á hoặc Tây Nam Átiểu vùng cực tây của châu Á. Khái niệm này được sử dụng hạn chế do nó trùng lặp đáng kể với Trung Đông (hay Cận Đông), khác biệt chủ yếu là Tây Á không bao gồm phần lớn Ai Cập song bao gồm Ngoại Kavkaz. Thuật ngữ Tây Á đôi khi được sử dụng cho mục đích nhóm các quốc gia trong thống kê. Tổng dân số của Tây Á là khoảng 300 triệu người vào năm 2015.

Trong một bối cảnh không liên quan, thuật ngữ cũng được sử dụng trong lịch sử cổ đại và khảo cổ học để phân chia vùng Trăng lưỡi liềm Màu mỡ thành các nền văn minh "châu Á" hoặc "Tây Á" khỏi Ai Cập cổ đại. Theo khái niệm địa lý, Tây Á bao gồm Levant, Lưỡng Hà, Tiểu Á (Anatolia), Iran, sơn nguyên Armenia, Ngoại Kavkaz, bán đảo Ả Rập cùng bán đảo Sinai, do đó Ai Cập là một quốc gia liên lục địa. Thuật ngữ "Tây Á" hầu hết được sử dụng trong phân chia các quốc gia có chủ quyền đương đại thành một số khu vực nhằm mục đích thống kê, song đôi khi nó được sử dụng thay cho thuật ngữ có tính địa chính trị cao hơn là "Trung Đông".[6]

Thuật ngữ được sử dụng theo cách thực dụng và không có định nghĩa "chính xác" hay là đồng thuận chung. Theo sổ tay văn phong của Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ và sách The World Economy: Historical Statistics (2003) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thì Tây Á chỉ bao gồm Ả Rập Xê Út, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Qatar, các vùng lãnh thổ Palestine (Bờ TâyDải Gaza), Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Yemen.[7][8] Trong khi đó Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) trong niên giám 2015 của họ thì tính đến Armenia và Azerbaijan, và loại trừ Israel (mục khác) và Thổ Nhĩ Kỳ (mục châu Âu).[9] Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc (UNSD) thì không đưa Iran vào Tây Á song đưa Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia và Síp vào khu vực.[10] Trong phân vùng địa chính trị của Liên Hợp Quốc, Armenia và Gruzia được đưa vào nhóm Đông Âu, còn Síp và vùng Đông Thrace của Thổ Nhĩ Kỳ thì thuộc Nam Âu. Ba quốc gia ở trên được liệt vào hạng mục châu Âu của UNESCO.

Các quốc gia thành viên của các thể chế quản lý thể thao Tây Á hạn chế trong Ả Rập Xê Út, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iran, Iraq, Jordan, Kuwait, Liban, Syria, Oman, Palestine, Qatar, Syria và Yemen.[11][12][13] Đại hội Thể thao Tây Á có các vận động viên đại diện cho mười ba quốc gia này. Trong số các tổ chức thể thao khu vực, có Hiệp hội bóng rổ Tây Á, Liên đoàn bi-a và snooker Tây Á, Liên đoàn bóng đá Tây Á, Liên đoàn quần vợt Tây Á.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

"Tây Á" được sử dụng với tư cách là thuật ngữ địa lý vào đầu thế kỷ 19, thậm chí từ trước khi "Cận Đông" trở nên thịnh hành với tư cách là một khái niệm địa chính trị.[14] Trong bối cảnh lịch sử thời đại cổ điển, "Tây Á" có nghĩa là bộ phận của châu Á quen thuộc với người Hy Lạp-La Mã cổ đại, trái ngược với phạm vi "Nội Á", tức Scythia, và "Đông Á" là phạm vi cực đông trong kiến thức địa lý của các tác giả Hy-La cổ đại, tức là TransoxaniaẤn Độ.[15][16][17]

Trong thế kỷ 20, "Tây Á" được sử dụng để biểu thị một khu vực địa lý gần đúng trong các lĩnh vực khảo cổ học và lịch sử cổ đại, đặc biệt là để làm một từ tắt cho "Trăng lưỡi liềm Màu mỡ ngoại trừ Ai Cập cổ đại" nhằm mục đích so sánh các nền văn minh sơ khởi của Ai Cập và Tây Á.[18]

Việc sử dụng thuật ngữ trong bối cảnh địa chính trị hoặc kinh tế thế giới đương đại dường như có từ thập niên 1960.[19]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Á nằm ngay phía tây nam của Châu Á, được bao quanh bởi tám biển lớn: Biển Aegea, Biển Đen, Biển Caspi, Vịnh Ba Tư, Biển Ả Rập, Vịnh Aden, Biển ĐỏĐịa Trung Hải. Về phía bắc, khu vực tách biệt với châu Âu qua dãy núi Kavkaz, về phía nam, khu vực tách biệt với châu Phi qua eo Suez, còn ở phía đông thì khu vực liền kề với Trung ÁNam Á. Các hoang mạc Dasht-e KavirDasht-e Lut tại miền đông Iran là giới hạn tự nhiên của khu vực khỏi phần còn lại của châu Á.

Ba mảng kiến tạo lớn hội tụ tại Tây Á là mảng châu Phi, mảng Á-Âumảng Ả Rập. Ranh giới giữa các mảng kiến tạo hình thành đứt đoạn biến tính Azores-Gibraltar, kéo dài qua Bắc Phi, biển Đỏ và đến Iran.[20] Mảng Ả Rập di chuyển về phía bắc vào mảng Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ) tại đứt đoạn Đông Anatolia,[21] và ranh giới giữa mảng Aegea và mảng Anatolia tại miền đông Thổ Nhĩ Kỳ cũng hoạt động về địa chấn.[20]

Một số tầng ngậm nước cung cấp nước cho những phần rộng lớn tại Tây Á. Tại Ả Rập Xê Út, hai tầng ngầm nước lớn có nguồn gốc Đại Cổ sinhkỷ Tam Điệp nằm bên dưới dãy núi Jabal Tuwayq và khu vực phía tây về phía biển Đỏ.[22] Các tầng ngậm nước có nguồn gốc kỷ Phấn trắngthế Thủy Tân nằm bên dưới những bộ phận rộng rộng lớn tại miền trung và miền đông Ả Rập Xê Út, bao gồm Wasia và Biyadh có chứa cả nước ngọt và nước mặn.[22] Làm ngập hoặc tưới theo rãnh nước, cũng như các phương thức bình tưới nước, được sử dụng rộng rãi trong tưới nước, bao phủ gần 90.000 km² diện tích đất nông nghiệp khắp Tây Á.[23]

Khu vực Tây Nam Á gồm 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quốc gia có diện tích lớn nhất là: A-rập-Xê-út. Quốc gia có diện tích nhỏ nhất: Ba-ranh.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ phân loại khí hậu Köppen của Tây Á.

Tây Á chủ yếu có khí hậu khô hạn và bán khô hạn, và có thể phải chịu hạn hán, song cũng có các dải rừng rộng lớn và các thung lũng phì nhiêu. Khu vực gồm có các đồng cỏ, đất chăn thả, hoang mạc và núi. Thiếu hụt nước là một vấn đề tại nhiều nơi của Tây Á, khi mà tăng trưởng dân số nhanh chóng làm tăng nhu cầu sử dụng nước, trong khi nhiễm mặn và ô nhiễm đe doạ việc cung cấp nước.[24] Các sông lớn như TigrisEuphrates cung cấp nguồn nước tiêu phục vụ cho nông nghiệp.

Tồn tại hai hiện tượng gió tại Tây Á: sharqishamal. Sharqi (hay sharki) là gió đến từ phía nam và đông nam, theo mùa từ tháng 4 đến đầu tháng 6 và từ cuối tháng 9 đến tháng 11. Loại gió này khô và bụi, thỉnh thoảng có các cơn gió mạnh lên đến 80 km/h và thường tạo nên các cơn bão cát bụi dữ dội, có thể đưa cát lên cao vài nghìn mét. Các cơn gió này có thể kéo dài cả ngày vào đầu và cuối mùa, và trong vài ngày vào giữa mùa. Shamal là gió tây bắc vào mùa hè, thổi qua Iraq và các quốc gia vịnh Ba Tư, nó thường mạnh vào ban ngày song yếu đi vào ban đêm. Hiệu ứng thời tiết này xảy ra tại bất kỳ nơi nào từ một đến vài lần trong năm.[25]

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Nam Á có các vùng núi rộng, như cao nguyên Anatolia nằm giữa dãy núi Parhardãy núi Taurus thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Núi Ararat tại Thổ Nhĩ Kỳ cao đến 5.137 m. Dãy núi Zagros nằm tại Iran, trong khu vực dọc biên giới với Iraq. Cao nguyên Trung tâm của Iran được phân chia thành hai lưu vực. Lưu vực phía bắc là Dasht-e Kavir (hoang mạc muối lớn), còn lưu vực phía nam là Dasht-e-Lut.

Tại Yemen, độ cao vượt 3.700 m tại nhiều nơi, và các vùng cao mở rộng về phía bắc dọc bờ biển Đỏ đến Liban. Một vùng đứt đoạn tồn tại dọc biển Đỏ, có khe hở lục địa tạo ra địa hình giống như máng với các khu vực nằm dưới mực nước biển.[26] biển Chết nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, IsraelJordan, có độ cao 418 m dưới mực nước biển, do đó là điểm thấp nhất trên bề mặt Trái đất.[27]

Rub' al Khali là một trong các sa mạc lớn nhất thế giới, trải trên một phần ba phía nam của bán đảo Ả Rập, thuộc lãnh thổ Ả Rập Xê Út, Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen. Jebel al Akhdar là một dãy núi nhỏ nằm tại đông bắc Oman, giáp vịnh Oman.

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số Tây Á tháng 11/2020 là 300 triệu người. Dự kiến đạt 370 triệu vào năm 2030 theo Maddison (2007; không tính Kavkaz và Síp). Dự kiến này tương ứng với mức tăng trưởng 1,4% mỗi năm, cao hơn mức trung bình thế giới là 0,9% mỗi năm. Dân số Tây Á ước tính chiếm khoảng 4% dân số thế giới, tăng từ con số khoảng 39 triệu hay 2% dân số thế giới vào lúc bắt đầu thế kỷ 20.[28]

Các quốc gia đông dân nhất trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, đều có khoảng 80 triệu dân, tiếp đến là Iraq và Ả Rập Xê Út với khoảng hơn 30 triệu dân.

Các dân tộc chính yếu tại Tây Á là người Ả Rập, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ, các ngôn ngữ chiếm ưu thế tương ứng là tiếng Ả Rập, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ, mỗi ngôn ngữ có khoảng 70 triệu người nói, tiếp đến là các cộng đồng nói tiếng Kurd, Azerbaijan, Hebrew, Armenia. Ưu thế của tiếng Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ là kết quả từ các cuộc xâm lấn của người Ả Rập và Thổ vào thời trung đại, bắt đầu là các cuộc chinh phục Hồi giáo vào thế kỷ 7, thay thế các ngôn ngữ Aramic và Hebrew chiếm ưu thế trước đó tại Levant, hay tiếng Hy Lạp tại Anatolia, song Hebrew lại trở thành ngôn ngữ chiếm ưu thế tại Israel, và Aramaic (phần lớn được nói bởi người Assyria) và tiếng Hy Lạp nay vẫn được duy trì với vị thế ngôn ngữ thiểu số.

Các dân tộc thiểu số bản địa khác là Assyria, Druze, Mandea, Maronite, Shabak, Syriac Aramea, LurYezidi.

Kinh tế Tây Á đa dạng và khu vực trải qua tăng trưởng kinh tế cao. Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, tiếp đến là Ả Rập Xê Út và Iran. Dầu khí là ngành chính trong kinh tế khu vực, với hơn một nửa trữ lượng dầu mỏ và khoảng 40% khí đốt thiên nhiên của thế giới nằm tại khu vực này.

Dữ liệu thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Diện tích
(km²)
Dân số[29]
(2020)
Mật độ dân số
(per km²)
Thủ đô GDP[30]
(2020)
GDP[31]
(2020)
Đơn vị tiền tệ Chính phủ Ngôn ngữ chính thức Tôn giáo Sắc tộc
Tiểu Á:
 Thổ Nhĩ Kỳ1 783,562 84,339,000 107 Ankara $788.042 tỷ $10,523 Lira Thổ Nhĩ Kỳ Cộng hoà Tổng thống chế Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo Người Thổ Nhĩ Kỳ
Ngoại Kavkaz:
 Abkhazia5 8,660 242,862 28 Sukhumi $500 triệu N/A Lari Gruzia Tổng thống chế cộng hoà Tiếng Abkhaz
Tiếng Nga
Chính thống giáo Người Abkhaz
 Armenia 29,800 2,963,000 99 Yerevan $9.950 tỷ $3,033 Dram Armenia Tổng thống chế cộng hoà Tiếng Armenia Chính thống giáo Người Armenia
 Azerbaijan 86,600 10,139,100 117 Baku $68.700 tỷ $7,439 Manat Azerbaijan Tổng thống chế cộng hoà Tiếng Azerbaijan Hồi giáo Người Azerbaijan
 Gruzia 69,700 3,989,000 57 Tbilisi $15.847 tỷ $3,523 Lari Gruzia Bán tổng thống chế cộng hoà Tiếng Gruzia Chính thống giáo Người Gruzia
 Nam Ossetia5 3,900 53,532 13 Tskhinvali $500 triệu N/A Lari Gruzia Tổng thống chế cộng hoà Tiếng Ossetia
Tiếng Nga
Chính thống giáo Người Ossetia
Trăng lưỡi liềm màu mỡ:
 Iraq 438,317 40,222,000 90.7 Baghdad $216.044 tỷ $6,410 Dinar Iraq Cộng hoà đại nghị Tiếng Ả Rập, Tiếng Kurd Hồi giáo Người Ả Rập, Người Kurd
 Israel 20,770 8,750,600 422 Jerusalem4 $353.65 tỷ $39,106 Shekel Israeli Cộng hoà Tiếng Do Thái, Người Ả Rập Do Thái giáo, Hồi giáo Người Do Thái, Người Ả Rập
 Jordan 92,300 10,203,000 110 Amman $30.98 tỷ $4,843 Dinar Jordan Quân chủ lập hiến Tiếng Ả Rập Hồi giáo Người Ả Rập
 Liban 10,452 6,825,400 656 Beirut $42.519 tỷ $10,425 Lebanese pound Cộng hoà đại nghị Tiếng Ả Rập Hồi giáo, Cơ Đốc giáo Người Ả Rập
 Palestine6 6,220 5,101,000 822 Ramallah3 $6.6 tỷ $1,600 Bảng Ai Cập, Dinar Jordan, Tân Shekel Israel Bán tổng thống chế cộng hoà Tiếng Ả Rập Hồi giáo Người Ả Rập
 Syria 185,180 17,600,600 95.1 Damascus N/A N/A Bảng Syria Tổng thống chế Tiếng Ả Rập Hồi giáo Người Ả Rập
 Rojava, Syria5 50,000 N/A Ayn Issa N/A N/A Bảng Syria Bán dân chủ Tiếng Kurd, Tiếng Ả Rập, Tiếng Syriac Hồi giáo Người Ả Rập, Người Kurd
Bán đảo Ả Rập:
 Bahrain 780 1,701,000 2,180 Manama $30.355 tỷ $26,368 Dinar Bahrain Quân chủ lập hiến Tiếng Ả Rập Hồi giáo Người Ả Rập
 Kuwait 17,820 4,370,000 245 Thành phố Kuwait $184.540 tỷ $48,761 Dinar Kuwait Quân chủ lập hiến Tiếng Ả Rập Hồi giáo Người Ả Rập
 Oman 212,460 5,106,000 24 Muscat $78.290 tỷ $25,356 Rial Oman Quân chủ chuyên chế Tiếng Ả Rập Hồi giáo Người Ả Rập
 Qatar 11,437 2,881,000 252 Doha $192.402 tỷ $104,756 Riyal Qatar Quân chủ chuyên chế Tiếng Ả Rập Hồi giáo Người Ả Rập
 Ả Rập Xê Út 2,149,690 34,913,000 16 Riyadh $733.956 tỷ $25,139 Riyal Ả Rập Xê Út Quân chủ chuyên chế Tiếng Ả Rập Hồi giáo Người Ả Rập
 UAE 82,880 9,890,000 119 Abu Dhabi $383.799 tỷ $43,774 Dirham Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất Liên bang Quân chủ lập hiến Tiếng Ả Rập Hồi giáo Người Ả Rập
 Yemen 527,970 29,825,000 54 Sana'a $35.05 tỷ $1,354 Rial Yemen Tổng thống chế lâm thời Tiếng Ả Rập Hồi giáo Người Ả Rập
Sơn nguyên Iran:
 Iran 1,648,195 84,504,000 52.8 Tehran $548.590 tỷ $7,207 Rial Iran Cộng hoà Hồi giáo Tiếng Ba Tư Hồi giáo Người Ba Tư
Địa Trung Hải:
 Akrotiri và Dhekelia 7 254 15,700 61.9 Episkopi N/A N/A Euro Lãnh thổ phụ thuộc của Anh dưới Quân chủ lập hiến Tiếng Anh Cơ Đốc giáo
 Síp (Trừ Bắc Síp) 5,895 893,274 151 Nicosia $22.995 billion $26,377 Euro Tổng thống chế Tiếng Hy Lạp, Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Chính thống giáo, Hồi giáo Người Hy Lạp, Người Thổ Nhĩ Kỳ
 Bắc Síp5 3,355 313,626 93 Bắc Nicosia $4.032 tỷ $15,109 Lira Thổ Nhĩ Kỳ Bán tổng thống chế Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo Người Thổ Nhĩ Kỳ
Bán đảo Sinai:
 Ai Cập 2 60,000 850,000 82 Cairo $262.26 tỷ $3,179 Bảng Ai Cập Bán tổng thống chế Tiếng Ả Rập Hồi giáo Người Ả Rập

Ghi chú:

1 Số liệu của Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm Đông Thrace (phần Đông Nam Âu, là vùng không thuộc Tiểu Á.
2 Số liệu dân số và diện tích của Ai Cập chỉ tính Bán đảo Sinai.
3 Ramallah là vị trí thực tế của chính phủ, song thủ đô yêu sách của Palestine là Jerusalem, vốn đanh bị tranh chấp.[note 1]
4 Jerusalem là thủ đô theo yêu sách của Israel và là vị trí thực tế của Knesset, Toà án Tối cao Israel. Do tình trạng tranh chấp, toàn bộ các đại sứ quán đặt tại Tel Aviv.[note 1]
5 Không được công nhận
6 Quan sát viên LHQ
7 Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh

Bản đồ Tây Á

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b CIA Factbook, “Map of Israel” (PDF) and Status of Jerusalem for more information.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “World Population prospects – Population division”. United Nations. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2019.
  2. ^ “Overall total population” (xlsx). United Nations. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2019.
  3. ^ a b c d “World Economic Outlook Database”. imf.org. IMF. Outlook Database, October 2019
  4. ^ Chỉ tính bán đảo Sinai
  5. ^ Không tính Đông Thrace
  6. ^ “Ethnic Origin (247), Single and Multiple Ethnic Origin Responses (3) and Sex (3) for the Population of Canada, Provinces, Territories, Census Metropolitan Areas and Census Agglomerations, 2006 Census”. Statistics Canada. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2009.
  7. ^ Miller, David. “West Asia Map”. National Geographic Style Manual. National Geographic Society. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017.
  8. ^ Maddison, Angus (2004). The World Economy: Historical Statistics (Print) |format= cần |url= (trợ giúp). Development Centre Studies. Paris, France: Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD) (xuất bản 2003). ISBN 92-64-10412-7. LCCN 2004371607. OCLC 53465560.
  9. ^ United Nations Industrial Development Organisation Vienna (UNIDO) (2005). International Yearbook of Industrial Statistics 2015. Cheltenham, UK: Edward Elgar Publishing. tr. 14.
  10. ^ “Standard Country or Area Codes for Statistical Use”. Millenniumindicators.un.org. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2012. The UNSD notes that the "assignment of countries or areas to specific groupings is merely for statistical convenience and does not imply any assumption regarding political or other affiliation of countries or territories."
  11. ^ “WABSF Member Countries”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017.
  12. ^ “The West Asian Games”. Topend Sports.
  13. ^ “WAFF Member Associations”. The-Waff.com. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017.
  14. ^ e.g. James Rennell, A treatise on the comparative geography of western Asia, 1831.
  15. ^ James Rennell, The Geographical System of Herodotus Examined and Explained, 1800, p. 210.
  16. ^ Hugh Murray, Historical Account of Discoveries and Travels in Asia (1820).
  17. ^ Samuel Whelpley, A compend of history, from the earliest times, 1808, p. 9.
  18. ^ e.g. Petrus Van Der Meer, The Chronology of Ancient Western Asia and Egypt, 1955. Karl W. Butzer, Physical Conditions in Eastern Europe, Western Asia and Egypt Before the Period of Agricultural and Urban Settlement, 1965.
  19. ^ The Tobacco Industry of Western Asia, U.S. Department of Agriculture, Foreign Agricultural Service, 1964.
  20. ^ a b Beaumont (1988), p. 22
  21. ^ Muehlberger, Bill. “The Arabian Plate”. NASA, Johnson Space Center. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2007.
  22. ^ a b Beaumont (1988), p. 86
  23. ^ “Food and Agriculture Organization (FAO)”.
  24. ^ “Chapter 7: Middle East and Arid Asia”. IPCC Special Report on The Regional Impacts of Climate Change: An Assessment of Vulnerability. United Nations Environment Programme (UNEP), Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC). 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  25. ^ Taru Bahl; M H Syed biên tập (2003). Encyclopaedia of the Muslim World. New Delhi: Anmol Publications. tr. 20. ISBN 978-81-261-1419-1. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2009.
  26. ^ Sweeney, Jerry J.; William R. Walter (ngày 1 tháng 12 năm 1998). “Region #4 — Red Sea Continental Rift Zone” (PDF). Preliminary Definition of Geophysical Regions for the Middle East and North Africa. Lawrence Livermore National Laboratory. tr. 8. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017.
  27. ^ “ASTER Image Gallery: The Dead Sea”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017.
  28. ^ Data for "15 West Asian countries", from Maddison (2003, 2007).Angus Maddison, 2003, The World Economy: Historical Statistics, Vol. 2, OECD, Paris, ISBN 92-64-10412-7. Statistical Appendix (2007, ggdc.net) "The historical data were originally developed in three books: Monitoring the World Economy 1820-1992, OECD, Paris 1995; The World Economy: A Millennial Perspective, OECD Development Centre, Paris 2001; The World Economy: Historical Statistics, OECD Development Centre, Paris 2003. All these contain detailed source notes." Estimates for 2008 by country (in millions): Turkey (71.9), Iran (70.2), Iraq (28.2), Saudi Arabia (28.1), Yemen (23.0), Syria (19.7), Israel (6.5), Jordan (6.2), Palestine (4.1), Lebanon (4.0), Oman (3.3), United Arab Emirates (2.7), Kuwait (2.6), Qatar (0.9), Bahrain (0.7).
  29. ^ “Western Asia population - Worldometers”.
  30. ^ “GDP”. IMF. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2014.
  31. ^ “GDP per capita”. IMF. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]