Thảo luận:Phiên âm Hán-Việt

Sự thiếu nhất quán trong phiên âm Hán-Việt

[sửa mã nguồn]

Xin bổ sung thêm:

Tại sao lại có sự phiên âm khác nhau: xin ghi nhớ rằng các nhà học thuật khi phiên âm Hán - Việt đã dùng thẳng tiếng và âm tiết địa phương của mình để phiên âm, không hề thông qua ngôn ngữ chuẩn làm trung gian để tham khảo.

Âm Hán - Việt ngoài sự ảnh hưởng của chữ Hán ( xin được phép không dùng tiếng Hán, vì khi các quí tộc việt nam học chữ Hán, ngoài cách chú âm tiếng Hán học theo cách chuẩn thì còn phải chú âm theo tiếng bản địa để dễ nhớ, do đó có cách đọc chệch âm như hiện nay), thì yếu tố quan trọng nhất khi đó chính là Thái thú giữ chức tại Giao Chỉ, Man Nam là người vùng nào của đế chế Phương Bắc,VD: Thái thú là người Phúc Kiến thì những công cụ hay tư liệu sản xuất sẽ được nói bằng thổ âm của phúc kiến...vì vậy chữ Hán có thể không không thay đổi, nhưng cách đọc sẽ thay đổi, một nguyên nhân khách quan không kém phần quan trọng nữa là quá trình di dân ( lưu dân)từ phương Bắc xuống phương Nam, như chúng ta đã biết vùng nào có kinh tế, sản xuất kỹ thuật phát triển hơn thì họ sẽ mang theo nhưng thứ đó trong quá trình di dân, và khi đến nơi định cư họ sẽ dùng trực tiếp tên gọi vốn được định hình đó, dân bản xứ do có trình độ sản xuất thấp hơn do đó sẽ dùng luôn từ mà di dân mang đến (hiện nay goi là: tiếng ngoại lai “外来语”. Hiện này cách kiểm tra âm Hán Việt tương đối nhất có thể thông qua tiếng Tày, Nùng tại các vùng biên giới phía Bắc, VD: tiếng Tày nói: "Khéch" -> Tiếng Việt "Khách"-> Tiếng hán "客“(ke)... — thảo luận quên ký tên này là của 203.162.3.154 (thảo luận) 09:55, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Từ điển khác tự điển

[sửa mã nguồn]

Đối với tiếng Hán có sự phân biệt giữa tự điển và từ điển. Tự điển có các mục từ là chữ đơn (tự), trong mục đó có các từ ghép từ 2 chữ đơn trở lên. Như vậy tự điển chú trọng vào nghĩa của chữ đơn, có thể chỉ là thành phần của từ. Từ điển thì các chữ ghép hợp thành 1 từ cũng đứng thành mục từ riêng. Đây là đặc điểm của ngôn ngữ đơn âm như tiếng Hán.--Nguyễn Việt Long 18:58, ngày 29 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nguồn gốc

[sửa mã nguồn]

ai là người đặt ra cách đọc tiếng Hán theo lối tiếng Việt ? 58.186.69.250 (thảo luận) 10:59, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ặc ặc

[sửa mã nguồn]

Ung Chính là Thanh Thế Tổ (Thuận Trị) ?--Li Xiaolong (Thảo luận) 11:38, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Âm Hán Việt không phải là Phiên Thiết đâu

[sửa mã nguồn]

Từ mấy nghìn năm trưóc, khi người Hán đến Việt Nam đem theo chữ Hán và người Việt chúng ta học chữ Hán, thì bắt đầu có âm Hán Việt. Gọi là âm Hán Việt, vì nó tự có giòng phát triển riêng của nó, chứ không theo giòng phát triển của tiếng Hán. Lúc ấy không có cách nào ghi âm lại, nên chúng ta không biết âm Hán Việt sai khác nhiều ít ra sao với âm Hán lúc ấy. Chắc rằng sự sai khác không lớn, vì các sách cổ chép lại các cuộc đối thoại giữa người Việt biết chữ Hán và người Hán thì không có người phiên dịch.

Trải qua hàng nghìn năm độc lập, hệ thống âm Hán Việt phát triền độc lập khỏi sự phát triển của tiếng Hán. Âm Hán Việt được dạy truyền miệng từ các thày đồ người Việt đến trò nhỏ cũng người Việt qua đời này sang đời khác, chắc không thể giống y chang âm Hán Việt thời xưa. Mỗi triều đại mới, thì âm Hán Việt có thay đổi nhiều, chủ yếu vì tránh phạm huý. Còn một lý do nữa là giọng vùng miền. Ví dụ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, thì âm Hán Việt trong nam và ngoài bắc phải tránh phạm huý ở những chữ khác nhau. Trong khi đó, tiếng Hán cũng thay đổi rất nhiều, và khác hẳn âm thời cổ, nhất là ở đời nhà Thanh, bị ảnh hưởng vì thừa kế nhiều tiếng Mãn. Cũng vì lẽ đó, âm Hán miền bắc đổi khác nhiều hơn âm Hán ở miền Nam. Người Hán miền nam chạy ra nước ngoài thường tự nhận là người đời Đường (âm cổ đọc là Thòòng, nên chúng ta gọi họ là chú Thòòng) và còn nhận là người nhà Minh nữa, chứ không chịu nhận là người nhà Thanh. Cũng vì lẽ đó, người Hán miền nam không chịu nói giọng miền bắc, vì cho rằng đó là giọng Mãn. Bây giờ giọng Quảng Đông lấy gốc ở Quảng Châu khác hẳn giọng Bắc kinh, và giọng Quảng Đông có nhiều âm gần sát với âm Hán Việt hơn giọng Bắc Kinh.

Cũng vào thời này, tự điển chữ Hán được vua nhà Thanh tổ chức làm (tự điển Khang Hy), trong đó có ghi âm của chữ bằng cách Phiên Thiết. Phiên Thiết là một cách đánh vần, gồm âm tiết đầu (thanh - thường là phụ âm) và âm tiết cuối (vần - phải là nguyên âm). Điều đó cho thấy hệ thống âm Hán Việt có chiều dầy hàng nghìn năm lịch sử, nhưng hệ thống phiên thiết của người Hán chỉ mới có từ thời nhà Thanh thôi. Cũng vì lẽ đó, âm Hán Việt khác xa với âm Hán giọng Bắc Kinh - còn gọi là quốc ngữ.

Bây giờ có một số người lấy cách phiên thiết để nghiên cứu âm cổ của chữ Hán, và để làm âm Hán Việt cho những chữ chưa có âm Hán Việt. Cách này có thể có sai lệch với những chữ vốn đã có âm Hán Việt rồi vì hệ thống âm Hán Việt và hệ thống âm Hán có sự phát triển riêng đã nói ở trên. Đối với những chữ chưa có âm Hán, thì yêu cầu âm Hán Việt của chúng cũng không có, vì chúng không có trong các tác phẩm của người Việt. Âm Hán Việt chỉ để đọc các tên trong các tài liệu tiếng Hán của người Việt thời xưa thôi, và các chữ đó vì đã xài rồi, nên đã có âm Hán Việt từ lúc viết ra trong các tài liệu đó rồi. Người Việt bây giờ đọc tiếng Hán thì cũng đọc bằng giọng Bắc Kinh chứ đâu có đọc bằng âm Hán Việt!

Người Hán thời nay cũng không phiên thiết nữa, mà lấy một chữ khác đồng âm mà chú âm của chữ trong tự điển. Cách này đỡ phiền hơn cách phiên thiết vì phiên thiết phải cần 2 chữ mới làm được việc: một chữ đồng vận, và một chữ đồng thanh. Ngoài ra, còn có cách chú âm khoa học hơn, là xài Phanh Âm (PinYin), và cách ghi âm mẫu bằng kỹ thuật digital. Anhmytran (thảo luận) 06:30, ngày 22 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời

Về trường hợp Đồ Tuy - Đồ Thư

[sửa mã nguồn]

Ở đây không phải có sự phiên âm không chính xác từ Đồ Tuy thành Đồ Thư, mà là việc chép (hoặc đọc) nhầm chữ. Tên nhân vật là 屠睢 (Đồ Tuy), nhưng bị chép hoặc đọc nhầm thành 屠雎 (Đồ Thư), tức là thuộc loại "chữ tác đánh chữ tộ". Việc đọc nhầm (nếu chép đúng) thì chỉ có thể ở ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Nhưng việc chép nhầm thì xẩy ra cả ở chính quốc. Nhiều người Trung Quốc cũng thắc mắc tên nhân vật này chính xác là 屠睢 hay 屠雎. 123.16.150.175 (thảo luận) 07:26, ngày 15 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đề nghị gộp bài này vào bài Từ Hán Việt

[sửa mã nguồn]

Ngữ âm và ngữ nghĩa luôn đi liền với nhau, không nên tách thành hai bài, một bài viết về nguồn gốc cách đọc của từ Hán Việt, không nói gì tới ý nghĩa của từ Hán Việt, một bài thì vừa viết về cách đọc của từ Hán Việt, tức là trùng lặp về nội dung với bài kia lại vừa viết về ý nghĩa của từ Hán Việt. YufiYidoh (thảo luận) 06:36, ngày 22 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nên đổi tên bài là Âm Hán Việt

[sửa mã nguồn]

Âm Hán Việt là tên gọi phổ biến hơn của âm Hán Việt. So sánh kết quả tìm kiếm trên Google: