Tiếng Shelta

Tiếng Shelta
The Seldru/De Gammon
Sử dụng tạiIreland, bởi Irish Travellers, cũng được nói bởi Irish Traveller di cư
Khu vựccộng đồng Irish Travellers
Tổng số người nói(90.000 (1992))
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viếtchữ Latinh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3sth
Glottologshel1236[1]
Linguasphere50-ACA-a
ELPShelta

Tiếng Shelta (tiếng Irelannd: Seiltis)[2] là một ngôn ngữ được nói bởi Irish Travellers, đặc biệt là ở IrelandVương quốc Anh.[3] Nó được biết đến rộng rãi với cái tên Cant, với người bản ngữ ở Ireland gọi là De Gammon và cộng đồng ngôn ngữ học gọi là Shelta.[4] Nó thường được sử dụng như một mật ngữ để người ngoài không thể thấu hiểu cuộc nói chuyện giữa những Traveller,[3] mặc dù khía cạnh này thường bị nhấn mạnh thái quá (bởi người ngoài).[4] Số lượng người bản ngữ chính xác rất khó xác định do các vấn đề xã hội học[4] nhưng Ethnologue cho rằng số lượng người nói là 30.000 ở Anh, 6.000 ở Ireland và 50.000 ở Mỹ. Số liệu ở Vương quốc Anh có từ năm 1990; không rõ liệu các số liệu khác là có từ cùng một nguồn hay không.[5]

Về mặt ngôn ngữ, tiếng Shelta ngày nay được coi là một ngôn ngữ trộn lẫn bắt nguồn từ một cộng đồng người du cư ở Ireland mà ban đầu chủ yếu nói tiếng Ireland. Cộng đồng này sau đó đã trải qua một thời kỳ song ngữ rộng rãi dẫn đến một ngôn ngữ dựa nhiều vào tiếng Anh Ireland với những ảnh hưởng nặng nề từ tiếng Ireland.[6] Vì các phương ngữ khác nhau của tiếng Shelta biểu hiện mức độ Anh hoá khác nhau nên rất khó để xác định mức độ của lớp nền tiếng Ireland. Oxford Companion to the English Language cho rằng nó ở mức 2.000-3.000 từ.[3]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ này được biết đến bằng nhiều tên khác nhau. Những người bên ngoài cộng đồng Irish Travellers thường gọi nó là Cant (từ nguyên từ này là một vấn đề tranh luận).[4] Những người nói ngôn ngữ gọi nó là (the) Cant,[3] Gammon[3][4] hoặc Tarri.[3] Trong số các nhà ngôn ngữ học, tên Shelta là thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất.[4]

Các tên bổ sung bao gồm Bog Latin,[3] Caintíotar,[cần dẫn nguồn] Gammon,[7] Sheldru,[3] Shelter,[3] Shelteroch,[3] Ould Thing,[3]Tinker's Cant.[3]

Nguồn gốc và lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà ngôn ngữ học đã ghi chép về Shelta chí ít từ những năm 1870. Các nghĩa cứu đầu tiên được xuất bản vào năm 1880 và 1882 bởi Charles Leland.[4] Chuyên gia ngôn ngữ Celt Kuno Meyer và chuyên gia Romani John Sampson đều khẳng định rằng tiếng Shelta tồn tại từ tận thế kỷ 13.[8]

Trong giai đoạn sớm nhất nhưng không có ghi nhận, nhiều nhà ngôn ngữ học phỏng đoán rằng cộng đồng Irish Travelers nói tiếng Ireland, cho đến một khoảng thời gian nói song ngữ rộng rãi bằng tiếng Ireland và tiếng Anh Ireland (hoặc tiếng Scots ở Scotland), dẫn đến creole hoá (có thể là giai đoạn ba ngôn ngữ).[4] Ngôn ngữ kết quả được gọi là Shelta Cổ và người ta nghi ngờ rằng, giai đoạn này, ngôn ngữ biểu hiện các đặc điểm khác biệt, chẳng hạn như các đặc điểm cú pháp và hình thái phi Anh, không còn được tìm thấy trong Shelta.[4]

Trong cộng đồng người di cư, nhiều nhánh khác nhau của tiếng Shelta đã tồn tại. Tiếng Shelta Anh ngày càng trải qua Anh hoá, trong khi Irish Travellers Mỹ, ban đầu cũng đồng nghĩa với Shelta, đến bây giờ đã bị Anh hóa gần như hoàn toàn.[3]

Đặc điểm ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Shelta là một ngôn ngữ bí mật. Người Travellers không thích chia sẻ ngôn ngữ với người ngoài (những người mà Travellers đặt tên là "Buffers") hoặc không phải Travellers. Khi người Shelta nói chuyện trước mặt Buffers, Travellers sẽ ngụy trang cấu trúc để làm ra vẻ như họ không nói thứ tiếng gọi là Shelta gì cả.[9]

Ngữ pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Shelta chia sẻ các đặc điểm cú pháp chính của nó với tiếng Anh Ireland và phần lớn các đặc tính hình thái của nó như số nhiều -s và sự thể hiện thì quá khứ.[4] Đối chiếu:

Tiếng Shelta Tiếng Anh
De Golya nacked de greid The child stole the money
Krosh into de lorch Get into the car
De Feen The man
De Byor The Woman
Sooblik Boy
Lackin Girl
Solk/Bug Take
Bug Go/Give/Get
Krosh Go/Come
Gloke/Gratch/Oagle/Dashe Look/See/Watch

Âm vị học

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Shelta có 27 phụ âm và sáu nguyên âm.

Các phụ âm là /p, pʲ, b, bʲ, m, mʲ, w, t, tʲ, d, dʲ, n, nʲ, θ, ð, r, rʲ, l, ʎ, ʃ, t͡ʃ, j, k, kʲ, g, gʲ, χ/. Nhiều từ rất phức tạp bằng cách kết hợp nhiều phụ âm bên trong, như trong từ skraχo cho "cây, bụi", với phụ âm /χ/ là một âm rít được giữ ở phía sau cuống họng và được giữ lâu hơn các phụ âm khác.[10]

Ngẫu nhiên, không có nhiều tầm quan trọng về giống ở tiếng Shelta. Số nhiều được biểu thị với hậu tố tiếng Anh /–s/ hoặc /-i /, chẳng hạn như gloχ "người đàn ông" trở thành gloχi "những người đàn ông".[11]

Từ mượn

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số từ Shelta đã được những người nói tiếng Anh chính thống vay mượn, chẳng hạn như từ "bloke" có nghĩa là "gã, tên" vào giữa thế kỷ 19.[12]

Chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Không có chữ viết chuẩn cho ngôn ngữ này. Nói rộng ra, tiếng Shelta có thể được viết theo chữ viết kiểu Ireland hoặc chữ viết kiểu Anh. Ví dụ, từ "(đã) cưới" hoặc có thể được viết là lósped hoặc lohsped, từ "phụ nữ" có thể được viết là byohr hoặc beoir.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Shelta”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “tearma.ie - Dictionary of Irish Terms - Foclóir Téarmaíochta”. tearma.ie. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m McArthur, T. (ed.) The Oxford Companion to the English Language (1992) Oxford University Press ISBN 0-19-214183-X
  4. ^ a b c d e f g h i j k Kirk, J. & Ó Baoill (eds.), D. Travellers and their Language (2002) Queen's University Belfast ISBN 0-85389-832-4
  5. ^ “Shelta”. Ethnologue. 2009. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2010.
  6. ^ Kirk, J. & Ó Baoill (eds.), D. Travellers and their Language (2002) Đại học Nữ hoàng Belfast ISBN 0-85389-832-4
  7. ^ Dolan, Terence Patrick (ed.) A Dictionary of Hiberno-English (2004) Gill & MacMillan ISBN 0-7171-3535-7
  8. ^ Meyer, Kuno. 1909. The secret languages of Ireland. Journal of the Gypsy Lore Society, New Series, 2: 241–6.
  9. ^ Velupillai, Viveka (2015). Pidgins, Creoles and Mixed Languages. Amsterdam: John Benjamins Publishing Company. tr. 80. ISBN 978 90 272 5271 5.
  10. ^ Velupillai, Viveka (2015). Pidgins, Creoles and Mixed Languages. Amsterdam: John Benjamins Publishing Company. tr. 381. ISBN 978 90 272 5271 5.
  11. ^ Velupillai, Viveka (2015). Pidgins, Creoles and Mixed Languages. Amsterdam: John Benjamins Publishing Company. tr. 382. ISBN 978 90 272 5271 5.
  12. ^ Oxford Dictionary – etymology

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

R. A. Stewart Macalister (1937), Ngôn ngữ bí mật của Ireland: với tài liệu tham khảo đặc biệt về nguồn gốc và bản chất của ngôn ngữ Shelta, một phần dựa trên các bộ sưu tập và bản thảo của cố John Sampson. Nhà xuất bản Đại học Cambridge (phát hành lại bởi Craobh Rua Books, Armagh, 1997)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]