Câu lạc bộ bóng đá Khánh Hòa (2012)

Khatoco Khánh Hòa
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Khatoco Khánh Hòa
Biệt danhChim Yến Xanh
Đội bóng phố Biển
Tên ngắn gọnKHFC
Thành lập1976; 48 năm trước (1976)
2013; 11 năm trước (2013) (thành lập lại)
Sân vận động19 tháng 8
Sức chứa18.000
Chủ tịch điều hànhNguyễn Thanh Hải
Huấn luyện viênTrần Trọng Bình
Giải đấuV.League 2
2023/24Thứ 14 (xuống hạng)
Trang webTrang web của câu lạc bộ
Mùa giải hiện nay

Câu lạc bộ bóng đá Khatoco Khánh Hòa là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam có trụ sở ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây là câu lạc bộ được tái lập năm 2012, sau khi Câu lạc bộ Khatoco Khánh Hòa (cũ) giải thể. Đội hiện thi đấu tại V.League 2 mùa giải 2024–25.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của đội là Đội bóng đá Phú Khánh, thành lập vào năm 1976. Là đội bóng nghiệp dư đại diện cho tỉnh Phú Khánh, đội bắt đầu tham dự Giải vô địch bóng đá Việt Nam từ năm 1980 và nhiều năm liền đạt thành tích tốt. Tại Giải bóng đá vô địch quốc gia 1987, đội lọt vào vòng bán kết và đạt hạng 4.

Kết thúc Giải phân hạng 1989, đội được xếp vào thi đấu ở Giải A1. Cũng trong năm đó, tỉnh Phú Khánh tách ra thành 2 tỉnh Phú YênKhánh Hòa, đội được chuyển về cho tỉnh Khánh Hòa quản lý với tên gọi Đội bóng đá Khánh Hòa. Tại mùa giải 1991, đội đã thi đấu thành công, giành được suất thăng hạng. Tuy nhiên, đội không duy trì được phong độ vào mùa giải năm 1992, và phải chấp nhận xuống thi đấu trở lại ở Giải A1. Đội trở lại thi đấu ở Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam 1995 và duy trì được vị trí ở các mùa giải sau đó.

Tại Giải vô địch quốc gia chuyên nghiệp lần đầu tiên, đội có thành tích tệ nhất giải khi chỉ có 7 điểm sau 18 trận (1 trận thắng, 4 trận hòa và 13 trận thua), ghi được 15 bàn thắng và để thủng lưới 36 bàn. Nhưng trong 15 bàn thắng đó, Đặng Đạo, tiền đạo chủ lực của đội, đã nắm giữ đến 11 bàn thắng mà đội ghi được[1]. Kết quả tồi tệ này còn ảnh hưởng tại Giải hạng Nhất mùa bóng 2001-2002. Do khủng hoảng cầu thủ, đội có kết quả thi đấu tồi và phải xuống thi đấu ở giải hạng Nhì năm sau.

Mùa bóng năm 2004, dưới sự tài trợ của Tổng công ty Khánh Việt của ông bầu Nguyễn Xuân Hoàng, đội thi đấu khá thành công và giành được chức vô địch Giải hạng Nhì, giành được suất thi đấu ở Giải hạng Nhất.

Ngày 1 tháng 11 năm 2004, đội chính thức chuyển sang mô hình câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp khi Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa chính thức bàn giao đội bóng cho Tổng Công ty Khánh Việt quản lý với tên gọi mới là Câu lạc bộ bóng đá Khatoco Khánh Hòa.

Tại giải hạng nhất 2005, đội thi đấu thành công với 41 điểm, trong đó có 12 trận thắng, 5 trận hòa và 5 trận thua, giành được quyền thi đấu tại V-League. Dù đoạt chức vô địch Giải hạng Nhất, nhưng số trận thắng của đội còn ít hơn cả Tiền Giang.

Ở giải chuyên nghiệp, ngay trong mùa bóng đầu tiên Khatoco Khánh Hòa tham dự, đội xếp hạng 6 và đoạt giải phong cách. Những mùa giải sau đó, đội thường ngụp lặn ở giữa bảng xếp hạng, thậm chí có lúc xếp thứ 11 chung cuộc. Thành tích tốt nhất của câu lạc bộ giai đoạn này là vị trí thứ 4 ở mùa bóng 2010.

Chuyển đổi mô hình và giải thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt 7 năm thi đấu với mô hình bán chuyên nghiệp, đầu tháng 12 năm 2011, đề án thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá Khánh Hòa đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa thông qua, chuyển đổi hoàn toàn Câu lạc bộ bóng đá Khánh Hòa từ mô hình bán chuyên nghiệp sang mô hình chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sau khi kết thúc mùa giải 2012, do những khó khăn về tài chính, lãnh đạo Câu lạc bộ đã quyết định bán lại suất dự V.League 2013 cho Vicem Hải Phòng, cùng với nhiều cầu thủ của đội hình 1, chỉ giữ lại vài trụ cột cùng ban huấn luyện để bổ sung cho đội hình 2. Đội cũng quyết định rút lui không thi đấu tại giải hạng nhất mùa giải 2013.

Tái thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2012, sau khi Khatoco Khánh Hòa giải thể, đội trẻ của đội bóng này được thành lập và có tên gọi là Sanna Khánh Hòa Biển Việt Nam. Năm 2013, Sanna Khánh Hòa BVN thi đấu ở Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia và đã giành quyền lên hạng nhất năm 2014.[2] Mùa giải 2014, Sanna Khánh Hoà BVN giành được quyền thăng hạng với vị trí á quân.

Trang phục thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn Hãng áo đấu Nhà tài trợ in lên áo
2013-2019 không có Sanna
2020 Việt Nam VNA sport
2021-2022 Việt Nam Kamito không có
2023 KN Cam Ranh
2023-2024 Yến Sào Khánh Hòa
2024-nay Khatoco
Áo đấu sân nhà
2013
2014
2015-2020
2023
Áo đấu sân khách
2015-2020
2023

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

V.League 1

V.League 2

  • Vô địch (1): 2005
  • Hạng nhì (2): 2014, 2022
  • Hạng ba (1): 2020

Hạng nhì

Mekong Club Championship:

Á quân : 2017

Sân vận động

[sửa | sửa mã nguồn]
Sân vận động 19 tháng 8
Tên đầy đủSân vận động 19 tháng 8
Vị tríVạn Thạnh, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
Sức chứa18.000[3]
Mặt sânCỏ lá gừng

Sân nhà của đội bóng là Sân vận động 19 tháng 8, còn có tên khác là Sân vận động Nha Trang, là một sân vận động bóng đá ở Đường Yersin, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, có sức chứa khoảng 18.000 khán giả.[4]

Đội hình hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến ngày 9 tháng 3 năm 2024[5]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
3 HV Việt Nam Bùi Nguyễn Tấn Kiệt
4 TV Việt Nam Nguyễn Lam
5 HV Việt Nam Lê Cao Hoài An
6 HV Việt Nam Trần Văn Thái (mượn từ Quy Nhơn Bình Định)
7 TV Việt Nam Trần Hoàng Phương
8 Việt Nam Lê Trương Quốc Thắng
9 TV Việt Nam Nguyễn Đoàn Duy Anh (mượn từ Quy Nhơn Bình Định)
10 TV Việt Nam Nguyễn Đức Hữu (mượn từ Quy Nhơn Bình Định)
11 Việt Nam Hổ
12 TV Việt Nam Nguyễn Văn Tiếp (mượn từ Đông Á Thanh Hóa)
13 HV Việt Nam Nguyễn Minh Lợi
14 TV Việt Nam Lê Nguyễn Thanh Vị
15 Việt Nam Lê Văn Cường
Số VT Quốc gia Cầu thủ
17 TV Việt Nam Võ Quốc Anh Khoa
18 TV Việt Nam Hà Minh Đức (mượn từ Đông Á Thanh Hóa)
19 Việt Nam Dương Đoàn Công Hậu
20 TM Việt Nam Nguyễn Văn Sơn
22 HV Việt Nam Nguyễn Thành Thụ
23 TV Việt Nam Đỗ Trường Trân
27 HV Việt Nam Lê Ngọc Hải
43 HV Việt Nam Trịnh Văn Quang
49 Việt Nam Trần Khánh Dũng
52 TV Việt Nam Huỳnh Nhật Tân
59 TM Việt Nam Nguyễn Thanh Phú
71 Việt Nam Nguyễn Anh Thi
72 TM Việt Nam Võ Ngọc Cường

Không nằm trong danh sách đăng ký thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
TM Việt Nam Lê Văn Trường
TV Việt Nam Lê Duy Thanh
Số VT Quốc gia Cầu thủ
66 HV Việt Nam Đinh Văn Trường
TV Việt Nam Huỳnh Thanh Tuấn
26 TM Việt Nam Nguyễn Tuấn Mạnh

Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích tại V.League

[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích của CLB Khánh Hòa tại V.League (từ năm 2015)
Năm Hạng đấu Thành tích St T H B Bt Bb Điểm
I II III IV
2015 Thứ 5 26 12 6 8 35 35 42
2016 Thứ 8 26 10 6 10 34 32 36
2017 Thứ 6 26 11 7 8 38 37 41
2018 Thứ 3 26 11 10 5 33 27 43
2019 Thứ 14 (xuống hạng) 26 6 7 13 31 45 25
2020 Thứ 3 16 9 3 4 24 12 30
2021 hủy do đại dịch Covid 19
2022 Thứ 2 (thăng hạng) 22 11 9 2 30 16 42
2023 Thứ 11 18 4 7 7 18 22 19
2023/24 Thứ 14 (Xuống hạng 26 2 5 19 19 52 11
2024/25 chưa xác định

Biểu trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bảo Hân (21 tháng 9 năm 2015). “Nghịch lý Khánh Hoà”. Công an nhân dân.
  2. ^ “VCK giải bóng đá hạng Nhì QG 2013: Huế và Sanna Khánh Hòa giành quyền thăng hạng”. VFF.vn. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
  3. ^ [1]
  4. ^ “Khánh Hòa”. VPF. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ “Khánh Hòa”. VPF. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]