Đường cao tốc Nha Trang – Liên Khương

Đường cao tốc
Nha Trang – Liên Khương
Bảng kí hiệu đường cao tốc Nha Trang – Liên Khương
Thông tin tuyến đường
Tên khácĐường cao tốc Nha Trang – Đà Lạt
LoạiĐường cao tốc
Chiều dài103 km
Các điểm giao cắt chính
Đầu Đông tại Diên Khánh, Khánh Hoà
Đầu Tây tại Đà Lạt, Lâm Đồng
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốKhánh Hoà, Lâm Đồng
Quận/Huyện
Hệ thống đường
Cao tốc

Đường cao tốc Nha Trang – Liên Khương (ký hiệu toàn tuyến là CT.25, hay còn gọi là đường cao tốc Nha Trang – Đà Lạt)[1] là tuyến đường cao tốc đường bộ thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ với tổng chiều dài 103 km, đi qua địa bàn hai tỉnh Khánh HoàLâm Đồng.

Điểm đầu dự án nối với đường cao tốc Vân Phong – Nha Trang tại xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà; điểm cuối nối đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Sau khi hoàn thành, cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Khánh Hòa lên Đà Lạt, đồng thời giải quyết tình trạng quá tải và giảm nguy cơ tai nạn khi đi qua quốc lộ 27C hiện tại.

Do nhu cầu vận tải và tính khả thi cho dự án, đơn vị tư vấn đề xuất trước mắt chỉ đầu tư đoạn nối từ Nha TrangĐà Lạt. Điểm đầu tại Km 0 + 00 giao với đường cao tốc Vân Phong – Nha Trang. Điểm cuối tại Km 81 + 500 tại ngã ba Đarahoa (phường 12, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng). Tổng chiều dài xây dựng khoảng 81,5km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Khánh Hòa khoảng 44km, qua địa phận tỉnh Lâm Đồng khoảng 37,5km.[2]

Hướng tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ điểm cuối đường cao tốc Vân Phong – Nha Trang, tuyến đi theo hướng Tây Nam, song song với quốc lộ 27C vào thác Yang Bay, cắt qua sông Cầu ở khoảng Km 9 + 500. Từ sông Cầu, tuyến men theo sườn núi, đi song song về phía Nam quốc lộ 27C khoảng 7 km, nâng dần cao độ đến Km 44, ranh giới hai tỉnh Khánh HòaLâm Đồng sẽ xây dựng hầm Khánh Lê, chiều dài khoảng 7,5 km/5 hầm. Đây là đường hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á.[2]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo đề xuất của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải với UBND tỉnh Khánh Hoà, cao tốc có 4 làn xe, rộng 22 đến 24,75m[2] và có làn dừng khẩn cấp, tốc độ 80 – 100 km/h. Tổng diện tích đất chiếm dụng là hơn 1.000 ha; khoảng 116 hộ bị ảnh hưởng và 100 hộ cần tái định cư.[3]

Xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự án được đầu tư theo hình thức PPP – hợp đồng BOT, có sự hỗ trợ của nhà nước. Tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ gần 27.500 tỷ đồng; giai đoạn hoàn thiện hơn 36.000 tỷ đồng; thời gian thực hiện từ 2025 – 2028 (Sớm hơn so với quy hoạch là thực hiện sau năm 2030).[3] Do nhu cầu vận tải và tính khả thi cho dự án, đơn vị tư vấn đề xuất trước mắt chỉ đầu tư đoạn nối từ Nha Trang – Đà Lạt, tổng mức đầu tư là 19.743 tỉ đồng, dự kiến đầu tư 1 lần hoàn chỉnh.[2]

Lộ trình chi tiết

[sửa | sửa mã nguồn]
Số Tên Khoảng cách
từ đầu tuyến
Kết nối Ghi chú Vị trí
1 IC Diên Khánh 0.0 Đường cao tốc Vân Phong – Nha Trang Đầu tuyến đường cao tốc
Chưa thi công
Khánh Hòa Diên Khánh
2 IC Yang Bay 8.25 Tuyến liên kết vùng Yang Bay – Ta Gu Chưa thi công Khánh Vĩnh
BR Cầu Sông Cầu Vượt sông Cầu Chưa thi công
TN Hầm đường bộ Khánh Lê Chưa thi công Ranh giới Khánh HòaLâm Đồng
SA Trạm dừng nghỉ 56.0 Chưa thi công Lâm Đồng Lạc Dương
3 IC Đa Nhim 67.2 Đường vành đai Lạc Dương Chưa thi công
4 IC Đarahoa 80.0 Quốc lộ 27C Chưa thi công
5 IC Quốc lộ 20 87.5 Quốc lộ 20 Chưa thi công Đà Lạt
6 IC Prenn 98.0 Quốc lộ 20 Cuối tuyến cao tốc
Chưa thi công
Ranh giới Đà LạtĐức Trọng
Kết nối trực tiếp với Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (Chưa thi công)
1.000 mi = 1.609 km; 1.000 km = 0.621 mi

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định 1454/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 2030”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  2. ^ a b c d Minh Chiến (9 tháng 12 năm 2023). “Đề xuất làm cao tốc Nha Trang - Đà Lạt, từ TP biển lên TP hoa chỉ tốn 1 giờ”. Tuổi trẻ. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ a b Bùi Toàn (21 tháng 9 năm 2023). “Đề xuất 36.000 tỷ đồng làm cao tốc Nha Trang nối Đà Lạt”. VnExpress. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2023.